ttth247.com

Hạ thân nhiệt đưa người đuối nước trở về từ cửa tử

Quảng NinhĐang bơi tại bãi tắm, người đàn ông 34 tuổi bị đuối nước, ngừng tim, ngừng thở, nguy kịch, được cứu sống nhờ phương pháp hạ thân nhiệt.

Ngày 20/8, đại diện Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh cho biết bệnh nhân được người dân vô tình phát hiện và cứu lên bờ khi tím tái, ngừng tuần hoàn. Lực lượng cứu hộ bãi biển cấp cứu, hồi sức tim phổi, sau khoảng 15 phút có tuần hoàn trở lại. Nạn nhân được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Ê kíp đặt máy thở, lọc máu, bù điện giải, đặc biệt ứng dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để bảo vệ não. Hạ thân nhiệt còn gọi là ngủ đông, là phương pháp sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân ở mức 33-36 độ C trong vòng 24-48 giờ sau ngưng hô hấp. Mức nhiệt độ sinh lý bình thường là 37 độ C. Đây là một trong những kỹ thuật hồi sức tiên tiến trên thế giới, giúp những bệnh nhân nguy kịch sống sót, bảo vệ não khỏi di chứng.

Hiện, người đàn ông kết thúc liệu trình hạ thân nhiệt chỉ huy, ngừng thở máy, tỉnh táo hoàn toàn, không bị di chứng thần kinh đáng kể nào.

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Trần Minh Chiến, Khoa Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo, cho biết việc cấp cứu ban đầu đúng cách là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của nạn nhân bị đuối nước, bởi nguyên nhân chính gây tử vong là tổn thương não do thiếu oxy. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 4-5 phút, cấp cứu càng chậm trễ thì não càng tổn thương khó hồi phục, nguy cơ để lại di chứng thần kinh cao.

"Bệnh nhân may mắn được phát hiện và hồi sức tim phổi tốt, kịp thời, cùng đó là áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để bảo vệ não, giúp sống sót, không bị di chứng thần kinh nào", bác sĩ cho hay.

Đuối nước là tai nạn thường gặp trong mùa hè khi nhiều người tham gia các hoạt động vui chơi, bơi lội tại biển, ao hồ, sông suối. Để giảm thiểu rủi ro, mọi người nên bơi ở những khu vực an toàn, gần bờ và luôn có người giám sát cùng các phương tiện cứu hộ sẵn sàng.

Trong trường hợp xảy ra tai nạn, cần nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ và tiến hành các bước sơ cứu tại chỗ đúng phương pháp. Nếu thấy nạn nhân đuối nước bất tỉnh, không thở, ngừng tim, phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay lập tức, vì đây là "thời điểm vàng" để cứu sống. Khi có tuần hoàn trở lại thì đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Thúy Quỳnh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
6 ngày trước - Ngừng tuần hoàn là hiện tượng tim mất chức năng, không co bóp, mạch không đập, dẫn đến không thể cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể, ngay sau đó gây ra ngưng thở và mất ý thức.
1 tháng trước - Hà Nội- Bệnh viện Nhi Trung ương tuần qua tiếp nhận 5 trẻ đuối nước, trong đó một em hồi phục tốt, 4 trẻ còn lại nguy kịch do cấp cứu sai cách.
1 tháng trước - Sau khi xuống bể chứa ngâm thực phẩm sau thời gian dài không sử dụng, hai công nhân nguy kịch phải nhập viện, nghi ngộ độc khí H2S.
1 tháng trước - Phú Thọ- Sau vài phút trèo xuống kiểm tra bể chứa thực phẩm, người phụ nữ 48 tuổi bị ngạt khí, nằm bất động, nam đồng nghiệp xuống cứu cũng bất tỉnh.
1 tháng trước - Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mới đây tiếp nhận 2 trường hợp bị hôn mê sâu do ngộ độc khí.
Xem tin bài khác
10 phút trước - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trong dân gian sử dụng hoa đu đủ đực như một loại thức uống, món ăn hàng ngày.
1 giờ trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
1 giờ trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
7 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
7 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!