ttth247.com

Ngạt khí độc sau khi mở bể chứa thực phẩm

Phú ThọSau vài phút trèo xuống kiểm tra bể chứa thực phẩm, người phụ nữ 48 tuổi bị ngạt khí, nằm bất động, nam đồng nghiệp xuống cứu cũng bất tỉnh.

Đây là bể ngâm thực phẩm không sử dụng trong thời gian dài. Các đồng nghiệp sơ cứu và đưa cả hai tới cơ sở y tế huyện cấp cứu, sau đó chuyển bệnh viện tỉnh.

Ngày 6/8, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết hai bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở ống nội khí quản, cơ thể có mùi khó chịu như trứng thối. Kíp trực xác định đây là trường hợp ngộ độc khí nặng (nghi do khí Hydro Sunphua), nguy hiểm tính mạng.

TS. BS Hà Thị Bích Vân, Trưởng khoa, đã liên hệ hội chẩn với các chuyên gia chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Hơn hai giờ sau đó, TS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ, trực tiếp hỗ trợ chuyên môn.

Hai nạn nhân được thở máy, lọc máu liên tục,... kết hợp sử dụng thuốc chống oxy hóa tế bào, dinh dưỡng não. Riêng bệnh nhân nữ do thời gian bị ngộ độc lâu hơn, tuổi cao, thể trạng yếu nên đã được chỉ định sử dụng máy hạ thân nhiệt chỉ huy nhằm làm giảm chuyển hóa của cơ thể, giúp bảo vệ não, tránh biến chứng thần kinh.

Hạ thân nhiệt chỉ huy còn gọi hạ thân nhiệt chủ động, là phương pháp sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân chủ động. Khi đó, nhiệt độ cơ thể người bệnh sẽ xuống dưới mức nhiệt độ sinh lý bình thường.

Hiện hai bệnh nhân tỉnh táo, tiếp tục được theo dõi, hồi phục sức khỏe tại viện.

Hai người bệnh ngộ độc khí nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hiện ổn định sức khoẻ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hai người bệnh ngộ độc khí nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hiện ổn định sức khoẻ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Không gian kín như ống cống, hầm, hố thường chứa nhiều khí độc hại như metan, Hydro sulfua có thể gây ngộ độc và tử vong tức thì. Trong đó, Hydro Sunphua (H2S) là chất khí cực độc, không màu, có mùi trứng thối, được sinh ra trong quá trình phân hủy một số loại chất hữu cơ, trong các hầm kín, bể chứa cũ, giếng hoang, đường ống nước thải, hầm tàu thông khí kém, để lâu ngày. H2S hấp thu rất nhanh vào cơ thể, có thể gây suy hô hấp tế bào, ngừng hô hấp, suy đa cơ quan.

Để hạn chế tai nạn ngạt khí, người dân không nên vào những nơi như khoang chứa, hầm, hố để kín lâu ngày. Người lao động tại các công trình phải có thiết bị bảo hộ lao động như bình dưỡng khí, bộ tự thở độc lập. Trước khi vào những nơi như khoang chứa, hầm, hố... nên mở thông thoáng một thời gian, có quạt thông gió để tránh nguy cơ ngạt, ngộ độc khí.

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sau khi xuống bể chứa ngâm thực phẩm sau thời gian dài không sử dụng, hai công nhân nguy kịch phải nhập viện, nghi ngộ độc khí H2S.
1 tháng trước - Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mới đây tiếp nhận 2 trường hợp bị hôn mê sâu do ngộ độc khí.
1 tháng trước - Cài đặt nhiệt độ điều hòa không phù hợp, không vệ sinh bộ phận lọc khí, liên tục đóng kín cửa phòng có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
3 tuần trước - TP HCM- Bệnh nhân nữ 18 tuổi được bạn trai mua chất làm đầy (filler) về tiêm để nâng mũi, sau đó sưng đau, sụp mi, mắt bên phải nhìn mờ.
3 tuần trước - VNVC Sunrise City quận 7 khai trương sáng 23/8, phục vụ nhu cầu tiêm chủng chất lượng cao cho người dân, góp phần phòng ngừa loạt dịch bệnh.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
16 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
16 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.