ttth247.com

Hai lần tán sỏi giúp cụ ông hết suy thận cấp

TP HCMÔng Cường, 78 tuổi, sau khi được bác sĩ tán sạch sỏi thận đã hết đau tức hông lưng, không còn suy thận cấp.

Ngày 12/9, ThS.BS.CKII Phạm Thanh Trúc, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết hai quả thận của ông Cường đều có sỏi. Thận phải nhiều sỏi nhỏ, thận trái có viên sỏi lớn kích thước 4,4x3,5 cm hình dạng giống chiếc máy sấy tóc, gọi là loại sỏi san hô.

Kết quả xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm chức năng thận bệnh nhân ghi nhận thận ứ nước độ 3, nhiễm trùng tiểu và suy giảm chức năng thận cấp tính. Bác sĩ Trúc giải thích viên sỏi lớn trong thận trái đã cản trở đường lưu thông nước tiểu, khiến một phần nước bị ứ lại trong thận, dần gây ra thận ứ nước.

Thận ứ nước được chia thành 4 cấp độ theo tính chất nghiêm trọng tăng dần. Độ ba được xếp vào mức độ nặng, đã tổn thương thận. Trường hợp ông Cường, thận ứ nước dẫn đến nhiễm trùng tiểu và suy giảm chức năng thận, cho thấy tình trạng tắc nghẽn nước tiểu trong thận đã diễn ra thời gian dài.

Vị trí sỏi hai bên thận của ông Cường qua ảnh chụp CT. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Vị trí sỏi hai bên thận của ông Cường qua ảnh chụp CT. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Ông Cường từng bị lao phổi, hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ông cần hai lần điều trị để hoàn toàn sạch sỏi hai bên thận, bởi nếu cuộc mổ kéo dài, thời gian gây mê lâu có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi. Lần đầu, bác sĩ xử lý sỏi san hô trong thận trái trước để giải quyết tình trạng thận ứ nước, phục hồi chức năng thận và ngăn nguy cơ tái phát nhiễm trùng tiểu.

Theo bác sĩ Trúc, nội soi tán sỏi qua da (PCNL) là phương pháp tối ưu, ít tổn thương thận, tỷ lệ sạch sỏi cao ngay trong một lần điều trị. Ê kíp sử dụng máy siêu âm và hệ thống chụp X-quang C-Arm để định vị và tạo một "đường hầm" từ trên bề mặt da đi thẳng vào trong thận, tiếp cận viên sỏi. Thiết bị tán sỏi được đưa vào thận, dùng năng lượng laser tán sỏi thành vụn mịn rồi hút ra ngoài.

Sau 150 phút, qua ảnh chụp từ hệ thống C-Arm, các bác sĩ xác định thận trái đã hoàn toàn sạch sỏi. Hai ngày sau, phần thận này của ông Cường không còn ứ nước, chức năng thận phục hồi tốt. Trong 3-4 tuần tới, ông tiếp tục điều trị các viên sỏi nhỏ bên thận phải với phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống mềm.

Bác sĩ Thanh Trúc (đầu tiên từ phải qua) cùng ê kíp nội soi tán sỏi qua da cho ông Cường. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Thanh Trúc (đầu tiên từ phải qua) cùng ê kíp nội soi tán sỏi qua da cho ông Cường. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Trúc, ông Cường có cơ địa dễ tạo sỏi nên nguy cơ tái phát sỏi. Người bệnh cần uống nhiều nước 2-3 lít mỗi ngày, giảm ăn mặn, giảm thực phẩm hoặc đồ uống dễ tạo sỏi như thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, nước uống có gas...

Sỏi thận là loại sỏi tiết niệu phổ biến nhất, hình thành từ sự lắng đọng và kết tinh các khoáng chất trong nước tiểu. Những viên sỏi kích thước nhỏ (từ 4 mm trở xuống) thường tự đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Sỏi lớn hơn có thể mắc kẹt trong đài bể thận, tăng dần kích thước theo thời gian và làm tắc nghẽn lưu thông nước tiểu. Khi đó, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như đau tức hông lưng, tiểu ra máu, buồn nôn và nôn, sốt, ớn lạnh... Một số trường hợp không có triệu chứng ngay cả khi sỏi lớn.

Sỏi thận để lâu không điều trị có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm như thận ứ nước, nhiễm trùng tiểu, viêm thận, áp xe thận, teo nhỏ nhu mô thận, suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng vào máu có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Bác sĩ Thanh Trúc khuyên mọi người khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng một lần để sớm phát hiện sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu, điều trị phù hợp.

Thắng Vũ

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - TP HCM- Từng muốn cắt hai chân để thoát khỏi cơn đau bệnh gout, ông Dương Mạnh Hùng tự nhủ "không thể hèn" và kiên trì tập trong hai năm để đi bình thường.
1 tháng trước - TP HCM- Anh Khánh, 28 tuổi, đi lại cứng đơ như robot, không thể xoay người, nghiêng hoặc ngửa cổ do viêm cột sống dính khớp và hoại tử chỏm xương đùi.
2 tuần trước - Ngay trước dịp lễ Quốc khánh 2-9, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 ứng dụng công nghệ cao đã ra mắt tại khu Nam TP.HCM.
3 tuần trước - Được coi là dược liệu có lợi cho sức khỏe, quả la hán khá quen thuộc khi dùng làm nước giải khát ngày hè. Vậy người bị tiểu đường có uống được la hán quả không?
2 tuần trước - Sỏi thận có thể gây đau dữ dội ở hông, lưng khi di chuyển qua đường tiết niệu, nhưng triệu chứng sẽ hết trong vài ngày sau khi sỏi đào thải khỏi cơ thể.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.