ttth247.com

Hàng xuất khẩu sang Mỹ bị điều tra sẽ chịu 'phân biệt đối xử' thế nào?

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) có thể lựa chọn quốc gia thay thế là nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam để đẩy biên độ phá giá lên cao hơn, khi điều tra với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.

Việc Mỹ không công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam theo đánh giá mới đây của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ còn tiếp tục bị "phân biệt đối xử" trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ. 

Chi phí sản xuất thực tế của Việt Nam sẽ không được công nhận

Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận, mà phải sử dụng "giá trị thay thế" của một nước thứ 3 để tính toán biên độ bán phá giá.

Về vấn đề này, Cục Phòng vệ thương mại cho biết thêm theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Mỹ hiện là nước đứng đầu trên thế giới về việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. 

Đây cũng là nước điều tra, áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. 

Đến nay nước này đã điều tra 64 vụ trên tổng số 253 vụ việc nước ngoài điều tra với ta (chiếm 25%), gồm: 28 vụ việc chống bán phá giá, 11 vụ việc chống trợ cấp, 22 vụ việc chống lẩn tránh thuế và 3 vụ việc tự vệ.

Việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có thể ảnh hưởng đến kết quả điều tra các vụ kiện này. 

Bởi nước này sẽ sử dụng chi phí của một nước thứ 3 (nước thay thế) để tính giá trị thông thường trong các vụ việc, khiến mức thuế chống bán phá giá tăng cao, không phản ánh đúng thực trạng sản xuất, xuất khẩu. 

Theo Cục Phòng vệ thương mại, danh sách các nước thay thế cho Việt Nam được Mỹ cập nhật dựa trên 2 tiêu chí.

Đó là nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương với Việt Nam; có số lượng đáng kể các nhà sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra. 

Trường hợp nếu có nhiều hơn một quốc gia đáp ứng cả 2 yêu cầu trên, Mỹ có thể lựa chọn một quốc gia có dữ liệu sẵn có và chất lượng nhất. Danh sách mới nhất cập nhật tháng 8-2023 gồm sáu nước: Indonesia, Jordan, Ai Cập, Philippines, Morocco và Sri Lanka. 

Lựa chọn quốc gia thay thế có thể đẩy biên độ phá giá cao hơn

Trong trường hợp không có đề xuất giá trị thay thế nào phù hợp từ một quốc gia có nền kinh tế thị trường có trình độ phát triển tương đương với Việt Nam, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ sử dụng giá trị thay thế của một quốc gia có nền kinh tế thị trường có trình độ phát triển không tương đương.

Ngoài ra DOC cũng có thể lựa chọn quốc gia thay thế là nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam hoặc không có tính đại diện để so sánh, làm gia tăng giá trị thay thế, để đẩy biên độ phá giá lên cao hơn.

Trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp, Mỹ cũng sử dụng ngưỡng chuẩn (benchmark) của nước thay thế khi tính toán biên độ trợ cấp, khiến mức thuế chống trợ cấp tăng cao. 

Ví dụ nước này có thể dùng lãi suất vay hay tiền thuê đất của nước khác làm ngưỡng chuẩn (thường ở mức cao) để so sánh với lãi suất vay hay tiền thuê đất của doanh nghiệp Việt Nam (thường ở mức thấp hơn) để tính lợi ích mà doanh nghiệp nhận được, khiến biên độ trợ cấp bị đẩy lên cao.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Chia sẻ với PV Dân Việt, các chuyên gia phân tích cho rằng, việc Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ là "cú hích" cho xuất khẩu, thu hút dòng vốn ngoại. Thế nhưng, chưa được công nhận cũng "không phải thông tin xấu".
1 tháng trước - Từ một nước nghèo, đói, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trở thành quốc gia tiệm cận mức thu nhập trung bình cao, là điểm đến của nhiều tập đoàn nước ngoài, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
1 ngày trước - Các nhà phân tích nói với CNA rằng, khi bị phương Tây áp thuế, Bắc Kinh có thể thận trọng để tránh gây ra chiến tranh thương mại, vì biết những gì đang đe dọa nền kinh tế của họ.
1 tháng trước - Mới đây, tờ Financial Times (FT) đưa tin EU đang xây dựng chiến lược "củ cà rốt và cây gậy" nhằm đối phó với khả năng ông Trump trở lại Nhà Trắng.
1 tháng trước - Bộ Công Thương Việt Nam lấy làm tiếc vào ngày 2/8/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt...
Xem tin bài khác
7 phút trước - Giá vàng hôm nay 20/9/2024 trên thị trường quốc tế tăng mạnh, thị trường kỳ vọng vào chính sách tiền tệ tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Mỹ.
25 phút trước - Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
1 giờ trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
4 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
4 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.