ttth247.com

Hãy nghĩ về quê hương, đất nước trước tiên

Nhà giáo Huỳnh Duy Thủy được Chủ tịch nước Tô Lâm ký quyết định ngày 27-6-2024 về việc phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Đây là lần đầu tiên tỉnh Bình Định có nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân. 

Hiện tại thầy Thủy đã nghỉ hưu. Tuy nhiên thầy vẫn còn rất tâm huyết với ngành giáo dục và toán học. Không còn đứng trên bục giảng nữa, ông dành thời gian với thể thao, đọc báo và tìm cách giải những bài toán khó.

* Thưa thầy, trong 40 năm giảng dạy, kỷ niệm nào làm thầy nhớ nhất?

- Bốn mươi năm trôi qua thật nhanh. Tôi nhớ như in thời điểm 1984, tôi tốt nghiệp đại học sư phạm và trở về quê để giảng dạy. Lúc đó tôi về Trường THPT Hoài Nhơn 1 nay là Trường THPT Tăng Bạt Hổ (thị xã Hoài Nhơn).

Ngày đó, cuộc sống vất vả lắm. Điều khiến tôi gắn bó với nghề và luôn say mê với nghề chính là ký ức sâu đậm vào năm 1972. Khi ấy tôi còn nhỏ. Tôi gặp chú bộ đội ở quê đánh trận với gói cơm vắt trên vai.

Tôi hỏi: Chú đi đánh trận, chú không sợ chết sao? Chú bộ đội bảo nếu chú đánh trận này mà chú chưa chết thì chú sẽ đánh thêm trận sau, trận sau nữa. Đánh cho đến khi nào đất nước được thống nhất, non sông một dải vững bền và các cháu nhỏ giữ được nụ cười trên môi.

Thế rồi sau trận đánh ngày đó, chú bộ đội đã hy sinh. Tôi thương chú vô cùng, Cuộc sống gian khó nhưng chú luôn nghĩ về tương lai đất nước, về thế hệ mai sau. Khi bắt đầu đi dạy, tôi luôn nhớ về hình ảnh chú bộ đội năm nào trò chuyện với mình để cố gắng vươn lên trong công việc. Tôi ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình với những thế hệ cha anh đã ngã xuống để tôi được lớn lên bình yên.

40 năm đứng trên bục giảng có rất nhiều điều để tôi nhớ. Nhưng nhớ nhất là lần tôi được trình bày những tìm tòi mới của toán học ở đại hội toán học Việt Nam lần thứ 9, tổ chức ở Nha Trang (Khánh Hòa) tháng 8-2018.

Tại đại hội có rất nhiều chuyên gia đầu ngành trong cộng đồng toán học Việt Nam, tôi trình bày báo cáo "Luận bàn về cách tiếp cận, khai thác và đề xuất giải pháp mới cho một số bài toán IMO-VMO-OLYMPIC". Ở đây, tôi học được nhiều điều từ phản biện của các nhà toán học trong nước và quốc tế, với một tâm trạng háo hức nhưng cũng không tránh khỏi đôi chút bối rối.

Tôi có một học trò "ruột" tên là Trà Trần Quý Thiên. Em ấy rất thông minh và giỏi toán. Hồi đó, nhiều đêm tôi cùng Thiên ngồi ở văn phòng nhà trường cùng nhau tìm cách giải những bài toán khó. Mãi tận 23h tôi đưa em về trên chiếc xe đạp.

Ngày ấy, Thiên hai lần đoạt giải nhì học sinh giỏi toán cấp quốc gia và được vào đội dự tuyển thi toán quốc tế. Ở cậu học trò này có một niềm say mê với toán cực kỳ lớn.

* Khi được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", cảm xúc của thầy như thế nào?

- Bản thân tôi rất vui, vui lắm! Cảm xúc thật khó tả! Và thành tựu này không chỉ của riêng tôi mà là của cả tập thể. Tôi thành tâm bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến quý cấp lãnh đạo luôn quan tâm, động viên, hỗ trợ mạnh mẽ cho tôi.

Cảm ơn quý thầy cô luôn đồng hành, chia sẻ cùng tôi. Đặc biệt, cảm ơn các em học sinh đã tạo cho thầy động lực, bền bỉ trên cả một chặng đường dài!

* Thầy có lời khuyên gì dành cho các đồng nghiệp trẻ hay không?

- Tôi không dám khuyên mà chỉ xin chia sẻ những chiêm nghiệm của mình và trải lòng về nghề giáo với các bạn trẻ. Hiện nay, giáo viên là nghề đối mặt với nhiều áp lực. Tuy nhiên các bạn đừng lo sợ. Đã là giáo viên đứng trên bục giảng, các bạn phải nghiêm túc trong từng trang giáo án của mình. Các bạn hãy hết mình vì học sinh.

Tôi thấy bây giờ có nhiều bạn trẻ rất giỏi và học sinh cũng rất giỏi. Nếu có những tình huống không hay xảy ra, các bạn hết sức bình tĩnh và nhẹ nhàng. Hãy dành thời gian lắng nghe học trò và khéo léo khuyên bảo, hướng dẫn thêm cho học trò của mình hiểu.

Thế hệ trẻ hiện nay, các bạn hãy cảm ơn các thế hệ trước hy sinh và mang đến cuộc sống bình yên cho chúng ta. Các bạn không có gì phải quan ngại. Các bạn hãy cứ nghĩ về đất nước, về tương lai mai sau của con cháu mình mà nỗ lực trong công việc. "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay".

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều gia đình chọn cho con tour du lịch nhưng học lịch sử bằng cách cho con đi thăm di tích Hoàng thành Thăng Long, di tích Nhà tù Hỏa Lò.
3 tuần trước - Vi Thị Thảo, người đầu tiên trong khoảng 10.000 dân của xã Tri Lễ đỗ Đại học Y Hà Nội, từng vượt 200 km đi học dù nhà nghèo, chạy ăn từng bữa.
1 tháng trước - Sự ra đi của GS.TS Võ Tòng Xuân để lại niềm tiếc thương vô hạn cho các thế hệ học trò. Tất cả đều có chung nhận định nhờ có thầy Xuân mà họ tiến bộ.
1 tháng trước - Nhà ở H.Nhà Bè (TP.HCM), để tới trường mầm non ở Q.Gò Vấp dạy học, mỗi sáng cô Lê Thị Hà phải đi từ 5 giờ. Khi mang thai con đầu lòng, cô giáo mầm non vẫn đi làm đến sát ngày sinh. 'Sáng nào tôi cũng ôm bụng bầu chạy xe máy, cả đi lẫn về...
1 tháng trước - Bố mẹ bỏ đi từ nhỏ, Công Dân sống trong cảnh nghèo khó với bà, song đã vượt qua khó khăn để tốt nghiệp Đại học Luật TP HCM.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
4 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.
5 giờ trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
7 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
8 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.