ttth247.com

Nhớ những lần lội ruộng cùng thầy Võ Tòng Xuân

Các thế hệ học trò đầu tiên của GS.TS Võ Tòng Xuân giờ đa phần đã về hưu, nhưng hình ảnh vị "tổng tư lệnh" trong phong trào thu thập các giống lúa và cấy lúa IR36 cứu đói thời điểm những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước vẫn in đậm trong tâm trí họ.

Sự ra đi của GS.TS Võ Tòng Xuân để lại niềm tiếc thương vô hạn cho các thế hệ học trò. Tất cả đều có chung nhận định nhờ có thầy Xuân mà họ tiến bộ và nhờ có sự đóng góp của ông mà nền nông nghiệp nước nhà mới có những thành tựu như hôm nay.

Khởi xướng phong trào thu thập giống lúa

PGS.TS Võ Công Thành (Trường Nông nghiệp, Trường đại học Cần Thơ, đã về hưu) nhớ lại những ngày ông thuộc thế hệ sinh viên tham gia phong trào thu thập giống lúa và cấy lúa dưới sự chỉ đạo của GS Võ Tòng Xuân. 

Ông khẳng định: "Thầy Xuân là người đứng ra, hay gọi khác hơn là vị "tổng tư lệnh", cho sinh viên đi thu thập các giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long để tạo ra một tập đoàn giống lúa vô cùng quý giá đến mức không thể tính bằng tiền".

Đó là những năm 1974, khi GS Võ Tòng Xuân đi học ở Philippines về đã kêu gọi sinh viên "ai quê ở đâu thì về đem giống lúa lên sẽ được thưởng điểm". Chính cách làm này chỉ sau một thời gian ngắn đã thu được trên 2.000 mẫu giống và hầu hết các giống lúa được thu thập này đều gửi Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) để lưu giữ.

Ông Thành cho biết ông thi tuyển và đậu vào Trường đại học Cần Thơ năm 1975 và có vinh dự được học GS Võ Tòng Xuân trong hai năm 1978 - 1979, đúng vào thời điểm nạn đói do thiếu lương thực bởi dịch rầy nâu hoành hành.

"Lúc đó thầy tập hợp lại hướng dẫn cho chúng tôi để sau đó chúng tôi đi chỉ dẫn cho người dân cấy 1kg lúa 1 công hay kỹ thuật ngâm ba sôi hai lạnh. Thầy mở lớp tập huấn cách làm, anh em chúng tôi gốc nông dân nên tiếp thu nhanh không có gì trở ngại", ông Thành nhớ lại.

IR36 chính là giống lúa kháng rầy và với kỹ thuật 1kg lúa 1 công đất đã tiết kiệm giống lúa rất lớn bởi người nông dân lúc đó làm 10 - 15kg lúa cho 1 công đất. Do lượng giống quá ít nên phải dùng kỹ thuật 1kg lúa 1 công đất để tiết kiệm được giống lúa và cũng cho kết quả nhanh nhất để cứu đói thời điểm đó, đồng thời nhân nhanh diện tích giống lúa quý.

Học hỏi nhiều nhờ "đi theo thầy Xuân"

PGS.TS Nguyễn Văn Sánh - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long - khẳng định như vậy khi hồi ức về những năm tháng cùng GS Võ Tòng Xuân lặn lội thực tế đồng ruộng khắp vùng miền cả nước.

Năm 1984, ông Sánh khi đó mới ra trường đã vinh dự được cùng GS Võ Tòng Xuân tham gia chương trình 9.000 tấn lương thực và kỹ thuật viên nông nghiệp của tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau). Sau thống nhất đất nước năm 1975 thì Minh Hải là vùng khó khăn, có tài nguyên nhưng lạc hậu. Với chương trình này, GS Võ Tòng Xuân là cầu nối để đưa khoa học kỹ thuật đến với người dân.

"Kết quả mô hình này sau đó đạt rất tốt, nhất là đã phát triển mô hình lúa - tôm và lúa - cá. Những kết quả này dựa trên cơ sở sử dụng tài nguyên vùng bán đảo Cà Mau với hệ thống canh tác lúa làm nền, phát triển thêm kỹ thuật đã nâng cao kinh tế cho nông dân", ông Sánh nhớ lại.

Tuy nhiên, ông Sánh cho biết mình thực sự học hỏi được nhiều nhất là tham gia chương trình nghiên cứu hệ thống canh tác lúa toàn quốc những năm 1990 đến năm 1995 với vai trò điều phối kỹ thuật mạng lưới, dưới sự dẫn dắt của GS Võ Tòng Xuân.

Có dịp đi tất cả các vùng trong cả nước từ Bắc vào Nam nên ông Sánh cho hay mình đã học hỏi được lợi thế so sánh của từng vùng. 

"Cá nhân tôi đã học được cách làm, cách nghĩ của thầy Xuân. Từ đó áp dụng vào Đồng bằng sông Cửu Long với tam nông (nông nghiệp - nông dân - nông thôn) và liên kết vùng làm nền tảng", ông Sánh nói.

Nói về người thầy của mình, ông Sánh nhận xét: "Đó là con người hy sinh không biết mệt mỏi và có hoài bão lớn với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và với nông dân. 

Cái hay của thầy là chịu lặn lội, miệt mài, có tâm với nông dân và trong ứng xử với nông nghiệp, với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Chính điều đó mới lôi kéo được các nhà khoa học cùng thực hiện các chương trình.

Chỉ có người có hoài bão lớn thì mới trong hoàn cảnh nào cũng suy nghĩ, cũng nhớ về nông dân, về vùng đất này như vậy".

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đặc biệt, những ngôi trường này đều nằm khá gần nhau và dù không phải học sinh của trường, bạn vẫn có thể xin phép để được “sống ảo“ tại những tọa độ này. 
1 tháng trước - Trong số các thí sinh đạt điểm thi THPT rất cao, trên 27 thậm chí tiệm cận 28 điểm vừa xét tuyển vào trường Đại học (ĐH) Duy Tân năm 2024, có 3 thí sinh dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ với quyết...
2 tuần trước - Ai đang chạy xe máy trên Quốc lộ 50 qua địa bàn xã Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM thấy nắng đang chói chang và bụi bặm từ các công trường mở rộng đường, khi rẽ lối vào Trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, thấy mát mắt liền bởi một màu xanh...
2 tuần trước - 'Bố ơi, năm nay con ngoan rồi, bố yên tâm nhé!', cậu học trò vùng cao nói với thầy giáo trong ngày tựu trường. Ở đó, mùa cạn bọn trẻ lội qua suối, mùa mưa nước dâng cao thì đi bè mảng đến trường...
6 ngày trước - Sau bão Yagi, chứng kiến những câu chuyện về tình người, những ngày tới trang giáo án của tôi tiếp tục mở ra, các em học sinh sẽ tròn xoe mắt khi nghe thầy kể những câu chuyện cảm động được truyền tải trên báo Tuổi Trẻ.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
4 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.
5 giờ trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
7 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
8 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.