ttth247.com

'Những câu chuyện về tình người trong bão lũ trên Tuổi Trẻ sẽ đi vào trang giáo án của tôi'

"Lần đầu tiên tôi có cảm giác "sung sướng" khi đi cứu trợ đồng bào mà "được" xếp hàng chờ tới lượt.

Và đó là tư liệu phong phú để trang giáo án của tôi tới đây thêm những bài học về sự quan tâm, chia sẻ".

Trên đây là cảm nhận của thầy giáo Trần Tuấn Anh, giáo viên bộ môn giáo dục công dân Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM, khi đến đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão lũ do báo Tuổi Trẻ phát động.

Sau đây là chia sẻ của thầygởi đến Tuổi Trẻ Online.

Tình người trong trang giáo án

Khi hoàn tất 3 tiết dạy, tôi vội vàng đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ gửi ít tấm lòng chia sẻ cùng bà con miền Bắc.

Mặc dù đã đến tòa soạn nhiều lần nhưng hôm nay tôi thấy lạ lắm.

Anh bảo vệ hỏi thăm và chỉ hướng đến phòng tiếp bạn đọc, anh gật đầu chào với ánh mắt như "thay lời muốn nói" cảm ơn tôi.

Lần đầu tiên tôi có cảm giác "sung sướng" khi đi cứu trợ đồng bào mà "được" xếp hàng chờ lượt.

Trước tôi là nhóm học sinh tiểu học được cô giáo dẫn đến chia sẻ cùng đồng bào.

Những chiếc phong bì trên tay của các nhà hảo tâm ngồi dọc theo dãy bàn trong phòng tiếp bạn đọc của báo.

Người ra, người vào, tiếng cảm ơn í ới qua lại giữa bạn đọc và các anh chị nhân viên của phòng. Quý báo cảm ơn tấm lòng bạn đọc, bạn đọc cảm ơn quý báo làm cầu nối chuyển đến bà con.

Ngồi lướt nhẹ điện thoại, đọc bài viết của báo Tuổi Trẻ về tình người trong cơn bão: "Đã thành lệ rồi, trước mỗi thảm họa không mong đợi, cả bộ máy của cơ quan báo Tuổi Trẻ lại rùng rùng chuyển động.

Người tác nghiệp hiện trường theo sát từng centimet mưa xuống nước lên, người tổng hợp tin tức nhiều nguồn toàn cảnh, người tiếp nhận nguồn lực trợ giúp, người tổ chức hoạt động cứu trợ tức thời…".

Những khoảng cách địa lý của vùng miền dường như không còn nữa, từng centimet, từng milimet, từng phút, từng giây, từng đơn vị nhỏ nhất của thời gian mong sao những mất mát tang thương giảm dần, bớt đau khổ cho bà con.

Thêm những bài học về "quan tâm, chia sẻ"

Là giáo viên hơn 15 năm dạy học môn giáo dục công dân bậc THCS, đối với tôi trước khi đến lớp thì việc soạn bài là vô cùng thích thú.

Từ việc tìm tư liệu, hình ảnh, video… chăm chút cho từng slide bài giảng như thấm vào mình rồi truyền tải đến học sinh - môn giáo dục công dân, môn học gắn liền với "hơi thở" của cuộc sống.

Với bài giảng "Quan tâm, cảm thông, chia sẻ" lớp 7 và "Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng" lớp 9, tôi liên tưởng ngay đến tình người yêu thương giúp đỡ nhau trong cơn bão số 3 ở miền Bắc.

Nếu như trước đây mỗi lần tìm được tư liệu hay là quý lắm, hồ hởi tải về, vội vàng đưa vào từng slide bài giảng.

Nhưng hôm nay, trước những hình ảnh, video về cơn bão tôi đã khựng lại, băn khoăn chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu cho bài giảng của mình. Nghẹn ngào nên mọi ý tưởng như đã dừng lại vì sự tang thương mất mát của đồng bào quá lớn.

Bão thổi mạnh bật cả những gốc cây to nằm la liệt, những bức tường kiên cố bị gãy sập, mái tôn bay vèo vèo trong tiếng rít mạnh ào ào của mưa gió…

Trong sóng nước đó, những anh công an, bộ đội leo lên tận mái nhà cõng người già, bồng trẻ thơ như chính những người thân yêu ruột thịt của mình, những con chó, con mèo cũng "không bị bỏ quên".

Rồi thì nước dâng lên, đất đá vùi xuống, tiếng khóc thất thanh của phụ nữ, ánh mắt đỏ hoe của đàn ông, dọc theo là những chiếc quan tài xếp dài, nước mắt tuôn tràn trong cơn mưa lũ…

Tôi không thể soạn bài tiếp được, tôi đã tự ngủ thiếp đi khi tư liệu vẫn đang ngổn ngang trong máy tính.

Bài học quan tâm, chia sẻ rồi sẽ tiếp bước...

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
5 ngày trước - “Chúng con mong muốn một chút tình thương này sẽ sưởi ấm trái tim của mọi người ạ“, đó là lời nhắn từ các học sinh tại một trường tiểu học trên địa bàn Thủ đô gửi tặng tới người dân và các bạn đang bị ngập lụt.
1 tháng trước - Trịnh Hoàng Diệu Ngân vừa giành học bổng toàn phần bậc thạc sĩ khoa học hành tinh và môi trường của Trường Sư phạm Paris thuộc Đại học Paris Sciences et Lettres (PSL).
1 tháng trước - Chuyện xả thân cứu người trên cầu Phú Mỹ (TP.HCM) cho thấy các bài học về kỹ năng sống cần thiết thực hơn. Sự trải nghiệm quan trọng nhất là trải nghiệm thực tế cuộc sống.
16 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
3 ngày trước - Hôm nay (16.9), nhiều trường học ở các vùng bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt sau cơn bão số 3 (Yagi) sẽ đón học sinh trở lại trường. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều ngổn ngang, thiếu trước hụt sau; không ít trường vẫn phải cho học sinh nghỉ học...
Xem tin bài khác
19 phút trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
2 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
4 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
4 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.