ttth247.com

Hiểm họa từ những hạt vi nhựa len lỏi trong não người

MỹDữ liệu thu thập từ khám nghiệm tử thi trong 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy lượng vi nhựa trong não người tăng đáng kể so với 8 năm trước.

Giáo sư Matthew Campen, Khoa Dược phẩm, Đại học New Mexico, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết nồng độ vi nhựa ở người từ 45 đến 50 tuổi là 4.800 µg mỗi gam, tương đương với 0,5% trọng lượng bộ não.

"So với các mẫu khám nghiệm tử thi từ năm 2016, con số này cao hơn khoảng 50%", giáo sư Campen cho biết.

Phoebe Stapleton, phó giáo sư dược lý và độc chất học tại Đại học Rutgers lưu ý nghiên cứu chỉ cho thấy mức vi nhựa gia tăng trong não, không khẳng định về các tổn thương nó gây ra. Hiện chưa rõ những hạt nhựa này đi vào và đào thảo được khỏi não, hay chúng tích tụ trong các mô thần kinh thúc đẩy bệnh tật, bà nói.

Những hạt nhựa siêu nhỏ tìm đường xâm nhập não

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra mô não, thận và gan của 92 tử thi để xác minh nguyên nhân tử vong từ năm 2016 đến năm 2024. Các mẫu mô não được thu thập từ vỏ não trước, khu vực liên quan đến suy nghĩ và khả năng phân tích.

"Dựa trên quan sát của chúng tôi, một số hạt nhựa nano siêu nhỏ, có chiều dài 100-200 nm đã xâm nhập được vào não thông qua đường nào đó. Các hạt lớn hơn, khoảng 5 µm đi vào gan, thận", Campen nói.

Vi nhựa (microplastics) là những mảnh vỡ có kích thước dưới 5 mm đến 1nm. Để so sánh, sợi tóc người có đường kính khoảng 80.000 nm, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. Nhựa nano (nanoplastic) là loại nhựa đáng lo ngại hơn cả đối với sức khỏe con người, bởi những mảnh nhỏ có thể cư trú bên trong các tế bào riêng lẻ.

"Bằng cách nào đó, những hạt nhựa nano này xâm nhập vào cơ thể và não bộ, vượt qua hàng rào máu não", Campen nói.

Ông giải thích, nhựa ưa chất béo (lipid), vì vậy có giả thuyết cho rằng nhựa tìm đường len lỏi vào cơ thể thông qua chất béo con người ăn hàng ngày, sau đó di chuyển đến các cơ quan cần nhiều lipid, đứng đầu là não. Bộ não con người có khoảng 60% là chất béo, nhiều hơn bất kỳ cơ quan nào khác. Các axit béo thiết yếu, chẳng hạn omega 3 là chìa khóa cho sức mạnh và hiệu suất tế bào não. Vì cơ thể con người không tự sản xuất được các axit béo thiết yếu, chúng phải đến từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Theo tiến sĩ Philip Landrigan, giám đốc Chương trình Sức khỏe Cộng đồng Toàn cầu và Lợi ích chung, vi nhựa và nhựa nano tiếp xúc với cơ thể chủ yếu thông qua chế độ ăn uống. Trong báo cáo tháng 3/2023, Ủy ban Nhựa và Sức khỏe Con người Minderoo xác định nhựa có thể gây hại đối với sức khỏe ở mọi giai đoạn trong vòng đời của nó.

"Một số hạt vi nhựa cũng có trong không khí. Ví dụ, lốp xe bị mài mòn trên đường cao tốc cũng giải phóng lượng vi nhựa nhất định vào không khí. Nếu bạn sống gần bờ biển, một số hạt vi nhựa sẽ bay lên thông qua tác động của sóng, sau đó bị mọi người hít phải", Landrigan giải thích.

Các hạt nhựa trên ngón tay người. Ảnh: iStock

Các hạt nhựa trên ngón tay người. Ảnh: iStock

Nguy cơ ung thư

Loại nhựa chủ yếu xuất hiện trong các mẫu mô người là polyethylene, được sử dụng trong túi nhựa, màng bọc thực phẩm nhựa và chai nhựa không phân hủy sinh học. Các nhà khoa học đã tìm thấy nó trong não nhiều hơn so với gan hoặc thận.

Theo nghiên cứu của giáo sư Campen và các đồng nghiệp vào tháng 8/2024, polyethylene cũng là loại polyme chủ yếu được tìm thấy trong tinh hoàn người và chó.

Dữ liệu Defend our Health công bố cho thấy nhựa việc sản xuất các loại nhựa polyethylene khác nhau, chẳng hạn polyethylene terephthalate (PET), là yếu tố lớn nhất làm giải phóng dung môi 1,4-dioxane vào môi trường. Chương trình Độc tính Quốc gia Mỹ và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp 1,4-dioxane vào nhóm yếu tố có thể gây ung thư cho con người.

Vào năm 2023, Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) công bố báo cáo cho thấy dung môi này có nguy cơ làm tổn hại đến sức khỏe những công nhân nhựa, cư dân sống tại các khu vực ô nhiễm nguồn nước do xả thải từ các nhà máy nhựa PET.

Bằng cách xâm nhập vào tế bào mô riêng lẻ trong các cơ quan chính, nhựa nano có khả năng làm gián đoạn quá trình hoạt động của tế bào, làm lắng đọng các hóa chất gây rối loạn nội tiết như bisphenol, phthalates, polyfluorinated (PFAS). Những chất này can thiệp vào hệ sinh sản của con người, dẫn đến dị tật, vô sinh ở nữ, giảm số lượng tinh trùng ở nam, theo Hiệp hội Nội tiết Mỹ.

Thục Linh (Theo CNN)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
21 giờ trước - Các chuyên gia cho biết không phải ai cũng cần bổ sung vitamin, sử dụng một cách bừa bãi có thể gây ra tình trạng men gan cao, suy gan.
1 tháng trước - Tinh dịch đông đặc là tình trạng tinh dịch khi xuất ra không hóa lỏng được mà đặc quánh lại. Tình trạng này sẽ không tốt cho quá trình thụ thai và là một nguyên nhân gây vô sinh nam.
1 tháng trước - Viêm gan B không lây qua thức ăn hoặc nước uống, tuy nhiên mầm bệnh có thể lây nhiễm khi bệnh nhân gặp vấn đề về răng miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng...
1 tháng trước - Ho gà lây qua nụ hôn hoặc khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với đồ vật có dịch tiết đường hô hấp chứa mầm bệnh, phòng ngừa nhờ tiêm chủng.
1 tháng trước - Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm, nhưng gây nhiều phiền toái cho người mắc, nếu không điều trị, bệnh có thể gây biến chứng nặng hơn.
Xem tin bài khác
10 phút trước - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và cột sống Hoàn Mỹ, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ vừa tổ chức hội thảo “Thay khớp háng ca khó, hội chẩn cùng chuyên gia”.
10 phút trước - Hà Nội- Anh Nam, 42 tuổi, sốt cao, đau đầu, mệt, uống thuốc paracetamol hạ sốt, một tuần sau bệnh nặng vào viện bác sĩ chẩn đoán tổn thương phổi, tăng men gan.
10 phút trước - Theo PGS Nguyễn Quang, chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, xác định lại giới tính là một việc làm mang tính nhân văn, bảo đảm mỗi người được sống đúng với giới tính của mình.
40 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
40 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...