ttth247.com

Khổ sở vì viêm mũi dị ứng

Nữ bệnh nhân 31 tuổi ở Hà Nội, mắc viêm mũi dị ứng mạn tính. Khi thời tiết thay đổi, những cơn hắt xì liên tục, nghẹt mũi kéo dài, kéo theo đau đầu, ù tai khiến chị Minh vô cùng ngao ngán.

Lúc ngồi văn phòng làm việc, chị hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, nước mũi, nghẹt mũi, khiến chị không thể tập trung công việc, lại lo sợ ảnh hưởng đến những đồng nghiệp xung quanh.

Nhiều khi vào ban đêm, tình trạng nghẹt mũi khiến chị không thở được, phải thở bằng miệng nên mắc thêm bệnh viêm họng.

Tình trạng kéo dài gần 1 tháng nay khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất tập trung. Dù đã rất nhiều lần đi khám sức khoẻ tại bệnh viện nhưng đến nay, tình trạng này của chị vẫn chưa thể chấm dứt.

Triệu chứng điển hình

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Hùng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Hải Phòng, viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm niêm mạc (màng lót bên trong mũi) không phải do vi rút, vi khuẩn mà do người bệnh hít phải các dị nguyên (chất gây dị ứng) như: bụi, khói, lông động vật, phấn hoa, hóa chất... 

Hắt hơi là một dạng phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại dị nguyên này.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng gồm:

- Ngứa mũi: là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào mũi gây ngứa, tình trạng ngứa có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày;

- Hắt hơi: Người bệnh hắt hơi thường xuyên, đôi khi hắt hơi thành tràng dài;

- Chảy dịch mũi: Nước mũi của người bệnh trong như nước mưa;

- Nghẹt mũi: Tình trạng nghẹt thường xuất hiện khi nằm ngủ khiến người bệnh khó thở, ngủ không sâu giấc;

- Giảm khứu giác: Lượng chất nhầy và dịch tiết quá nhiều gây ra triệu chứng nghẹt mũi, ảnh hưởng đến khả năng ngửi và phân biệt mùi của người bệnh;

- Ù tai: Khi bị viêm mũi dị ứng, dịch tiết và chất nhầy ở mũi bị tắc có thể tràn qua các lỗ thông nhau vùng tai mũi họng. Bởi vậy, người bệnh suy giảm thính lực, khó nghe, ù tai,…

Bác sĩ Nguyễn Như Duy, Trung tâm Tai mũi họng, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết, viêm mũi dị ứng là bệnh cơ địa, do bẩm sinh, có tính di truyền. 

Điều trị viêm mũi dị ứng là điều trị để giảm triệu chứng, hạn chế tái phát, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, không phải điều trị để dứt điểm bệnh.

Theo bác sĩ Duy, bệnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, môi trường làm việc. Với người cơ địa dễ bị kích ứng nên chủ động tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây dị ứng.

Bệnh không gây nguy hiểm, không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng gây khó chịu đáng kể, suy giảm chất lượng người bệnh, ảnh hưởng hiệu suất làm việc, học tập, sinh hoạt.

Khi nào đi gặp bác sĩ?

Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dinh, nguyên viện trưởng Viện Tai mũi họng Trung ương, khi có những triệu chứng nghi ngờ bệnh như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi tái lại nhiều lần cần nghĩ ngay đến căn bệnh viêm mũi dị ứng.

Để kiểm soát bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng, nên tập thể dục đều đặn, vừa phải, tập trong môi trường không khí trong lành. Tập với cường độ nhẹ, tăng mức độ từ từ.

Nên tránh xa các yếu tố dễ gây khởi phát bệnh như khói bụi; thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ… 

Đây là căn bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể dự phòng mắc và tái phát bằng cách ngăn chặn các tác nhân gây bệnh và yếu tố kích ứng. Người bệnh cần thực hiện song song việc dùng thuốc, cần tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích và nguyên nhân gây ra bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Như Duy lưu ý thêm, nếu viêm mũi dị ứng bội nhiễm (đã biến chứng bội nhiễm vi trùng), người bệnh phải dùng kháng sinh, kháng nguyên theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể kéo dài và tiến triển nặng hơn, gây ra các biến chứng như viêm xoang cấp - mạn tính, polyp mũi xoang...

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi, thường biểu hiện triệu chứng tương tự nhau như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức và áp lực xoang.
1 tháng trước - Cơ thể thiếu coban sẽ có những biểu hiện đầu tiên là cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung và thiếu máu. Những thực phẩm cung cấp cho cơ thể vitamin B12 cũng là những nguồn coban, chủ yếu là gan, sữa, thịt, trứng, sô cô la, tôm, cua, một số...
1 tháng trước - Dù mùa hè hay mùa đông, thì bất cứ nhà ai có con nhỏ cũng phải “khổ sở” nghĩ cách đối phó với những bệnh lý đường hỗ hấp trên như cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng hay viêm tai giữa,… Nguyên nhân chủ yếu đến từ môi trường...
1 tháng trước - Viêm da cơ địa khiến trẻ khó chịu, thường tái phát và trở nặng khi thời tiết chuyển mùa do sự phát triển của các chất gây dị ứng ở da.
1 tháng trước - Tôi phẫu thuật vách ngăn mũi cách đây một năm, hiện thường xuyên nghẹt mũi, hắt hơi liên tục. Có phải tôi bị lệch vách ngăn mũi trở lại? (Văn Trí, 48 tuổi, TP HCM)
Xem tin bài khác
7 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
7 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
7 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.