ttth247.com

Hỏa lực đáng gờm của tàu tấn công nhanh KD Pendekar

Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) vừa phải chịu một tổn thất đáng kể khi KD Pendekar, một trong những tàu chiến giá trị của họ, bị chìm hôm 25/8 ở địa điểm cách mũi Tanjung Penyusup 2 hải lý về phía Đông Nam, gần Pengerang, ngoài khơi bang Johor.

Nguyên nhân tàu tấn công nhanh KD Pendekar bị chìm được cho là do vụ va chạm với một vật thể lạ dưới nước vào khoảng 12h trưa, dẫn đến việc tàu bị ngấm nước nghiêm trọng 4 giờ sau đó. Các nỗ lực kiểm soát thiệt hại đã thất bại, sau đó lệnh bỏ tàu đã được đưa ra. Không có thành viên nào trong số 39 thuỷ thủ đoàn bị thương trong vụ việc.

Hôm 26/8, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Mohamed Khaled Nordin đã hạ thấp tầm quan trọng của việc liệu tuổi tác có phải là yếu tố khiến con tàu bị chìm. KD Pendekar đã phục vụ trong suốt 45 năm kể từ năm 1979.

"Chúng tôi không phủ nhận rằng một số tàu của chúng tôi đã quá cũ, nhưng đó có thể không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân, như đã nói trước đó, được cho là vết rò rỉ do tàu đâm vào một vật thể dưới nước và chúng tôi đang điều tra", vị Bộ trưởng nói với các phóng viên.

Ông cũng cho biết rằng có 10-15 tàu khác của Hải quân Hoàng gia Malaysia đã hơn 40 năm tuổi, và chúng sẽ được kiểm tra để đảm bảo ở trong tình trạng tốt sau khi tàu KD Pendekar bị chìm.

Về tàu KD Pendekar, đây là 1 trong 4 tàu tấn công nhanh lớp Handalan đang phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Malaysia. Từ Pendekar có nghĩa là "Chiến binh", phản ánh khả năng đáng gờm và sự nhanh nhẹn của con tàu, trong khi tiền tố KD, viết tắt của từ Kapal Di-Raja – có nghĩa là tàu của Hoàng gia.

Được đóng tại Xưởng đóng tàu Karlskrona Varvet ở Thụy Điển, tàu tấn công nhanh loại khu trục hạm này được hạ thủy vào ngày 11/11/1978 và được biên chế vào Hải quân Hoàng gia Malaysia vào ngày 27/7/1979.

Là một biến thể cải tiến của thiết kế tàu tấn công nhanh lớp Norrköping, KD Pendekar dài 43,62 m, rộng 7,1 m, có lượng giãn nước là 2.600 tấn, vận hành bằng động cơ diesel.

Tàu được trang bị tên lửa chống hạm Exocet, bên cạnh vũ khí chính là pháo Bofors 57 mm và pháo Bofors 40 mm/70, cung cấp hỏa lực đa năng có khả năng tấn công cả mục tiêu trên biển và trên không.

Pháo tự động hải quân Bofors 57 mm L/70 là một loại pháo hải quân đa năng do nhà sản xuất vũ khí Thụy Điển AB Bofors (kể từ tháng 3/2005 là một phần của BAE Systems AB) thiết kế và sản xuất vào cuối những năm 1960 thay thế cho pháo Bofors 57 mm L/60 nòng đôi.

Bofors 57 mm L/70 được điều khiển từ xa bằng máy tính điều khiển hỏa lực nhưng cũng có thể được vận hành thủ công bởi thủy thủ đoàn bằng cách sử dụng bảng điều khiển trên hoặc tiếp xúc trực tiếp với pháo.

Mặc dù đã 45 tuổi, KD Pendekar vẫn là tài sản quan trọng của Hải quân Hoàng gia Malaysia, với đội ngũ 40 người tận tụy tiếp tục tham gia vào nhiều hoạt động hàng hải và nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khác nhau.

Vào tháng 5/2023, KD Pendekar đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tìm kiếm 3 thành viên thuỷ thủ đoàn mất tích của MT Pablo – con tàu đã bốc cháy gần Tanjung Sedili ở Kota Tinggi, Johor. Cùng với MV Polaris của Cục Hàng hải Malaysia, KD Pendekar đã hỗ trợ làm mát thân tàu đang cháy, giúp lực lượng cứu hộ cứu được thủy thủ đoàn.

Năm 2017, KD Pendekar đã tham gia tìm kiếm tàu KD Perdana của Hải quân Hoàng gia Malaysia, mất tích trong một cuộc tuần tra thường lệ ngoài khơi Sedili, Johor. KD Perdana, do một sĩ quan và 8 nhân viên điều khiển, đang thực hiện nhiệm vụ thì gặp sự cố liên lạc.

Vào tháng 6/2015, KD Pendekar, cùng với KD Terengganu và KD Ganyang, đã tham gia tìm kiếm và giải cứu tàu MT Orkim Harmony – một tàu chở dầu mất tích cách Tanjung Sedili 30 hải lý về phía Đông. Tàu này chở 6.000 tấn xăng, sau đó được phát hiện đã bị cướp biển bắt cóc.

Minh Đức (Theo Naval News, Malay Mail)

Source: m.nguoiduatin.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - QUICKSINK được khai hoả từ máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit – một trong những nền tảng vũ khí có khả năng sống sót cao nhất của Không quân Mỹ.
1 tháng trước - Vũ khí laser DragonFire, được coi là “yếu tố thay đổi cuộc chơi”, do cơ quan nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Quốc phòng Anh phát triển.
3 ngày trước - 5 lớp tàu ngầm nhanh nhẹn nhất hiện nay, bao gồm: Lớp Vanguard (Vương quốc Anh), Lớp Shang (Trung Quốc), Lớp Yasen-M (Nga) và Lớp Virginia và Lớp Seawolf (Mỹ).
1 tháng trước - Tàu ngầm hạt nhân USS District of Columbia dẫn đầu lớp Columbia được trang bị tên lửa đạn đạo Trident II D-5 có tầm bắn 7.400 km.
1 tháng trước - Trong các cuộc thử nghiệm hoạt động và kịch bản chiến đấu, tên lửa hành trình chống hạm cận âm R-360 Neptune của Ukraine đã chứng minh được hiệu quả của mình.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trên trang cá nhân (tài khoản có tick xanh định danh), ông Hùng Đinh – người mới đây vướng lùm xùm khi bị các nhà đầu tư ngoại tố lừa đảo 28 triệu USD chia sẻ hành trình trở thành nhà đầu tư Blockchain.
3 giờ trước - Thiếu Apple Intelligence khiến iPhone 16 Pro bị cho là "chưa hoàn thiện", trong khi iPhone 16 và 16 Plus được đánh giá cao hơn bản tiền nhiệm.
4 giờ trước - FPT Telecom triển khai chiến dịch phủ Internet an toàn với các tiêu chuẩn về bảo mật, kiểm soát thông tin nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh tại trường học.
4 giờ trước - Apple dự kiến sản xuất chip A19 trên tiến trình 2 nm năm tới, nhưng chỉ trang bị cho iPhone 17 Pro và 17 Pro Max.
7 giờ trước - Hai mẫu iPhone 15 của Apple dẫn đầu về số lượng máy xuất xưởng nửa đầu năm, trong đó 15 Pro Max đứng thứ nhất.