ttth247.com

Hoàn cảnh đau thương nhưng nam sinh Đà Nẵng kiên quyết tự lập, kiên cường

Những tang tóc quá đau thương của một đứa trẻ

Nói với chương trình Tiếp sức đến trường, ông Trần Hữu Chính (61 tuổi), bác ruột của Nhật, kể từ nhỏ Nhật đã rất thiệt thòi vì ba bị bệnh tâm thần, nửa tỉnh nửa mê. Đến năm 2014, trong một lần phát bệnh, người đàn ông khốn khổ ấy đã tự thiêu mình, bỏ lại vợ con.

Ít lâu sau, mẹ Nhật mắc bệnh ung thư, chạy chữa khắp nơi nhưng rồi cũng không qua khỏi. Nhìn đứa cháu bơ vơ, ông Chính và chú của Nhật gom góp từng đồng nuôi cháu.

"Nhưng mình chỉ lo được cho cháu bữa ăn, cái quần cái áo, chứ đâu bù đắp được sự thiếu thốn tình cảm của cha mẹ được. Trước đây thêm cháu chỉ thêm chén, thêm đũa thì còn dễ, nay nó vào đại học, học phí mỗi kỳ mười mấy triệu. Tôi và chú nó thực sự không kham nổi", ông Chính nói.

Ông Chính tuổi cao lại mắc căn bệnh lao màng não. Vợ ông bị khiếm thị, phải sống dựa vào con cái nên dù thương cháu nhưng cũng đành chịu.

Kiên quyết tự lập và món nợ đầu đời

Căn nhà nhỏ của Nhật nằm sâu hút trong con hẻm trên đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Lũ lụt liên miên khiến vách tường chi chít những mảng thấm, bong tróc. Gian trước để bàn thờ ba, mẹ, bộ bàn ghế và bàn học của Nhật. Một gian hẹp phía sau đặt chiếc giường ngủ ngăn cách với bếp.

Ông Chính nói rằng từ khi tốt nghiệp THPT, Nhật đã không muốn cậy nhờ chú bác nữa mà tự lo cho mình. Nhật ý thức được chú, bác đều khó khăn.

Từ năm 2021, khi mẹ qua đời, thấy bác vất vả lo cho bữa ăn, tiền học, Nhật cũng tranh thủ những ngày hè xin phụ quán cà phê, phụ hồ… để kiếm thêm chút tiền lo mua sắm dụng cụ học tập.

Ngày Nhật đậu vào Trường đại học Kiến Trúc Đà Nẵng, ông Chính chạy vạy vay mượn giúp cháu mười mấy triệu đồng để cháu kịp nhập học. Đó cũng là khoản nợ đầu tiên khi Nhật bắt đầu tự lo cuộc sống cho mình.

Quần quật giao hàng nuôi lớn ước mơ kiến trúc sư

Thi xong kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, Nhật bắt đầu lao vào kiếm việc bởi biết khi vào đại học, nhiều chi phí phải tự lo. Từ con xe máy cũ của mẹ để lại, Nhật lần tìm vào các hội nhóm shipper hỏa tốc ở Đà Nẵng. Khi có người đăng bài cần shipper giao hàng nhanh trên nhóm, Nhật sẽ vào "tranh đơn", may mắn được chọn thì chạy đi giao.

Thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm nhận đơn, mõi ngày Nhật chỉ chạy được vài đơn ít ỏi. Sau này khi đã quen, mỗi ngày có được hơn chục đơn, mỗi đơn với mức phí khoảng 15.000 - 30.000 đồng.

Ngày mưa, nhiều shipper sẽ nghỉ, nhưng Nhật vẫn chạy, vì lúc đó mới dễ tranh được đơn. Có những lúc xe hư giữa đường giao hàng, gặp khách khó tính hủy đơn đồ ăn, thế là Nhật lại phải đem về ăn. Gặp đơn hàng giá trị cao là coi như cả ngày công sức giao hàng mất hết, bởi là shipper tự do, không có đơn vị nào bảo đảm quyền lợi cho mình.

Mỗi ngày Nhật chạy giao hàng từ 7h đến 22h mới về. Có những ngày Nhật chạy xuyên ca đến 2h sáng.

Mỗi khi bụng réo lên vì đói, Nhật ăn vội ổ bánh mì, hay hộp cơm vỉa hè để kịp giao hàng. Ngày nào nhận được ít đơn là nhịn hoặc pha gói mì tôm qua bữa. Nhật kể, có hôm quyết nấu bữa cơm có món trứng chiên, bát canh rau. Nhưng hì hục nấu xong, dọn mâm cơm ra lại không thể nào nuốt nổi vì nhớ ba, mẹ và nỗi cô độc lại ùa về. Thắp nén nhang lên bàn thờ, trước di ảnh ba mẹ, Nhật lại nguyện cầu cho ba mẹ ở nơi chín suối thanh thản, nói rằng mình vẫn sống tốt để ba mẹ an lòng.

Nhật tâm sự: "Hồi ba mất, tôi còn quá nhỏ nên chưa hiểu. Chỉ hình ảnh mẹ gào khóc bên thi thể ba là vẫn in sâu trong tâm trí của mình. Nhưng đến khi mẹ qua đời, điểm tựa duy nhất cũng không còn. Có thời gian tôi như người mất hồn, cứ quanh quẩn ở nhà rồi đi học, đêm về lại vùi đầu vô gối khóc rồi ngủ quên lúc nào không biết".

Sau thời điểm dịch COVID-19, mẹ mất, phải sống nhờ vào chú bác, trong khi công việc của chú cũng ảnh hưởng, bác cũng đau ốm. Thời điểm đó, Nhật từng nghĩ đến việc bỏ học.

"Những lúc như thế, mình nhớ lời mẹ kể, căn nhà đang ở là do ba tự xây khi còn khỏe. Căn nhà còn dang dở, đơn sơ nhưng là niềm tự hào của mẹ. Mẹ đã từng mơ ước sau này có tiền, sẽ sửa lại cho tươm tất. Khi mẹ sắp ra đi, mẹ vẫn dặn cố gắng học để sau có điều kiện thì sửa chữa cho căn nhà kiên cố, mùa mưa bão ở một mình cũng an tâm hơn", Nhật trải lòng.

Từ lời dặn đó, Nhật quyết thi vào ngành kiến trúc, Trường đại học Kiết trúc Đà Nẵng, trở thành kiến trúc sư. Sau này kiếm được tiền sẽ thiết kế và xây xây lại ngôi nhà như di nguyện của mẹ.

Nhật tính toán những năm tiếp theo sẽ vừa học vừa tiếp tục làm công việc giao hàng tự do để có thể tranh thủ làm thêm giờ rảnh và ca đêm, cùng với đó, sẽ vay thêm khoản vay sinh viên để lo học phí. Nếu thiếu, Nhật sẽ nhờ chú bác vay mượn giúp. Khi ra trường kiếm được việc làm sẽ trả nợ.

Nói về ước mơ của mình, Nhật chia sẻ: "Từ khi mẹ mất, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của các mạnh thường quân.Vì vậy sau này khi ra trường, tôi sẽ góp sức xây nên những ngôi nhà mới cho trẻ em mồ côi, khó khăn như mình ngày xưa".

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
10 giờ trước - 100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã tụ hội tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang chiều 18-10 nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 của báo Tuổi Trẻ.
3 tuần trước - Bà Đoàn Thị Lan, hiện sống tại tổ 2, khu phố Xa Cam 2, P.Hưng Chiến, TX.Bình Long, tỉnh Bình Phước, là người luôn chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương và những người từng được giúp đỡ xem bà như "bà tiên" theo cả nghĩa đen lẫn...
3 tuần trước - Quảng Nam - Đà Nẵng là địa điểm tổ chức đầu tiên mùa 'Tiếp sức đến trường 2024' của báo Tuổi Trẻ. Sáng 27-9, tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Palm Garden Resort (Hội An, Quảng Nam) diễn ra lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho 100...
3 tuần trước - Quảng Nam - Đà Nẵng là địa điểm tổ chức đầu tiên mùa 'Tiếp sức đến trường 2024' của báo Tuổi Trẻ. Sáng 27-9, tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Palm Garden Resort (Hội An, Quảng Nam) sẽ diễn ra lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho 100...
2 tuần trước - Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ nhắn nhủ 101 SV Quảng Trị được tiếp sức đến trường: Hẹn gặp lại với nụ cười thật tự tin trong tương lai.
Xem tin bài khác
5 giờ trước - Ông Hoàng Bình Quân, nguyên trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, chỉ ra ba vấn đề về thanh niên. Trong đó tính thực dụng, đòi hỏi 'lối sống cao hơn mức sống' đang là trend của không ít thanh niên.
6 giờ trước - Từ nhiều năm nay, có lẽ hình ảnh những bình nước 0 đồng xuất hiện khắp các nẻo đường TP.HCM đã không còn xa lạ với nhiều người đi đường, giúp giải cơn khát giữa thời tiết nắng nóng.
7 giờ trước - Nghiên cứu chỉ ra số lượng bạn tình trước hôn nhân có thể dẫn đến khả năng ly hôn cao hơn, nhưng không đảm bảo hạnh phúc thật sự.
7 giờ trước - Hot girl Tiêu Nữ sở hữu hình thể tỷ lệ vàng. Ngoài body đồng hồ cát siêu thực, cô nàng gây chú ý còn bởi gu thời trang quyến rũ, táo bạo.
8 giờ trước - Hấp dẫn người chơi vì Jackpot 1 có giá trị trả thưởng mang tính đổi đời cùng Jackpot 2 hấp dẫn, xổ số Power 6/55 luôn hút khách mỗi lần quỹ giải Jackpot 1 vượt mức 100 tỉ đồng.