ttth247.com

Học sinh sử dụng điện thoại di động khi đến lớp: Lợi bất cập hại

Tuy đã có những quy định cụ thể của ngành giáo dục song hiện nay, việc nên hay không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động khi đến lớp vẫn còn gây nhiều tranh cãi với các luồng ý kiến trái chiều.

Tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Bộ Giáo GD&ĐT đã quy định: học sinh THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép. Điện thoại là một phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, nhiều tiện ích, giúp các em dễ dàng truy cập vào kho dữ liệu tri thức vô tận của nhân loại, từ đó khai thác phục vụ vào học tập, nghiên cứu và đời sống, từ đó nâng cao năng lực, trình độ. Rất nhiều nhân vật kiệt xuất, tài giỏi nhờ vào việc không ngừng tham khảo, học tập, trau dồi thêm kiến thức trên mạng.

Tuy nhiên, chúng ta không được phép xem nhẹ các mặt trái tác dụng ngược. Chiếc điện thoại ngày càng thông minh có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các học sinh, tạo điều kiện cho gian lận thi cử nếu cho sử dụng một cách dễ dãi. Vấn đề đáng ngại, là thay vì tập trung vào bài học, không ít học sinh, “ham chơi hơn ham học” sẽ bị xao nhãng bởi thế giới ảo trên mạng xã hội.

Các em dễ dàng tiếp cận và bị cám dỗ bởi nhiều thứ tầm thường, thông tin “rác” giật gân, trò chơi, phim ảnh giải trí, thậm chí là các sản phẩm đồi trụy, độc hại.

“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Bất kỳ lúc nào, chiếc điện thoại thông minh cũng có thể biến thành công cụ ghi âm, thu hình những khoảnh khắc hớ hênh, “lộ hàng” của thầy cô, bạn bè… hoặc trở thành thiết bị quay lén bạn khác giới; phục vụ cho vấn nạn bạo lực học đường. Đích đến cuối cùng của những sản phẩm đáng sợ ấy là đăng lên mạng xã hội, gây tổn hại cho các nạn nhân, làm rối loạn an ninh, trật tự.

Cho phép học sinh mang theo tài sản có giá trị cao như điện thoại di động vào lớp học, một khi xảy ra hư hỏng, mất mát còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khác, trong khi việc liên lạc với gia đình học sinh đã được thiết lập qua các kênh (điện thoại) của giáo viên chủ nhiệm, phòng ghi danh, giám thị, ban giám hiệu…

Phải chăng vì không quản được nên cấm các em sử dụng điện thoại trên lớp? Thực tế trong điều kiện trường lớp hiện nay còn thiếu, sĩ số học sinh còn đông, thật khó cho thầy cô khi phải vừa hoàn thành bài giảng, vừa quản lý, giám sát việc sử dụng điện thoại của từng học trò. Và còn đáng ngại hơn bởi ngoài giờ lên lớp, học sinh còn có giờ ra chơi, giờ ngủ trưa (học bán trú)... Tại các nước phát triển, Bộ Giáo dục Anh đã có lệnh cấm. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã kêu gọi các nước không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học.

Các nghiên cứu của UNESCO tại nhiều nước cho thấy việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp sẽ gây gián đoạn giờ học, làm giảm sút chất lượng học tập và tạo ra tình trạng trẻ em bị bắt nạt trên mạng.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Theo quy định hiện nay, học sinh không được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
1 tháng trước - Đại đa số ý phụ huynh đều ủng hộ nên cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng giáo viên cần làm gương, thầy cô giáo cũng không được dùng điện thoại di động khi đang trong tiết dạy.
1 tháng trước - Từ đầu năm học 2024-2025 này, một trường THPT ở Q.12, TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động trong suốt 8 tiết học trong trường, kể cả giờ ra chơi. Việc này nhằm giúp học sinh tập trung học tập, kết nối nhiều hơn với thầy cô, bạn bè.
1 tháng trước - Sở Y tế và sức khỏe tâm thần TP.New York (bang New York, Mỹ) cảnh báo mạng xã hội trở thành mối đe dọa đối với trẻ em, đồng thời khuyến cáo phụ huynh không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động cho đến khi ít nhất được 14 tuổi.
3 tuần trước - Mỹ- Thống đốc California ký luật quy định các trường công phải hạn chế học sinh dùng điện thoại di động khi ở trường, lớp.
Xem tin bài khác
45 phút trước - Các tour tham quan đại học ở Singapore hấp dẫn phụ huynh Trung Quốc, với hy vọng tạo động lực cho con du học.
2 giờ trước - Cô giáo Trương Phương Hạnh bị xử lý kỷ luật ở mức cảnh cáo và không được đứng lớp, chuyển sang làm giáo vụ của trường.
3 giờ trước - Các quan chức khẳng định thực phẩm và đồ uống được cung cấp trong trường học cần phải được sản xuất bằng các nguyên liệu tự nhiên, và phải loại bỏ đồ ăn vặt.
4 giờ trước - Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.
5 giờ trước - TP HCM- Nữ giáo viên trường Tiểu học Chương Dương bị kỷ luật cảnh cáo, không được đứng lớp đến hết năm học này, sau khi xin phụ huynh hỗ trợ 6 triệu để mua laptop.