ttth247.com

Huế triển khai cắt tỉa cây xanh đường phố, gia cố bờ biển sạt lở ứng phó bão Trami

Thừa Thiên Huế đang triển khai các lực lượng tại chỗ cắt tỉa cây xanh đô thị, gia cố bờ biển bị sạt lở để ứng phó bão Trami, dù cơn bão này chưa vào Biển Đông.

Sáng 23-10, ông Đặng Ngọc Quý, phó giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế, cho biết đang triển khai lực lượng gồm hai tổ tiến hành cắt mé cây xanh toàn khu vực TP Huế, để ứng phó với bão Trami có thể đổ bộ vào Huế cuối tuần này.

Theo ông Quý, việc cắt tỉa cây xanh đô thị được trung tâm tiến hành từ nhiều tháng trước. Tuy nhiên đơn vị vẫn duy trì theo dõi, kiểm tra việc cây phát triển và cắt tỉa ở những khu vực có nguy cơ gãy cành, đổ cây khi có bão đến.

"Hiện nay chúng tôi đang triển khai hai đội cắt tỉa cây xanh ở hai bờ bắc và nam sông Hương. Việc cắt tỉa, hạ mé cây xanh sẽ sớm được hoàn thành trước khi bão đổ bộ vào đất liền", ông Quý nói.

Còn ông Nguyễn Quang Dân, chủ tịch UBND xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), cho biết các lực lượng của tỉnh vẫn đang triển khai khắc phục sự cố sạt lở bờ biển bất thường ở khu vực đập Hòa Duân.

Theo ông Dân, tỉnh đã huy động hơn 300 người cùng nhiều xe cơ giới, xe vận tải cỡ lớn để chở rọ đá, bạt… tiến hành tạo thành một hệ thống kè chắn sóng ngăn sạt lở ở khu vực này.

"Trong ngày 22-10 chúng tôi đã lập được một hệ thống kè chống sạt lở dài hơn 200m. Trong sáng nay lực lượng địa phương tiếp tục gia cố những đoạn bờ biển bị xâm thực, sạt lở nghiêm trọng còn lại trước khi bão đổ bộ vào Biển Đông gây sóng lớn", ông Dân nói.

Ông Đặng Văn Hòa, chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết tỉnh vẫn đang theo dõi sát sao đường đi của bão Trami để có chỉ đạo ứng phó kịp thời.

Theo ông Hòa, dù bão chưa đi vào Biển Đông nhưng tỉnh đã có những chuẩn bị ứng phó từ trước, như kiểm tra an toàn các công trình trọng điểm, ứng phó với xâm thực bờ biển hay cắt tỉa cây xanh đô thị.

Riêng với khu vực sạt lở, xâm thực ở khu vực đập Hòa Duân có nguy cơ mở lại cửa biển sau 25 năm, ông Hòa nói rằng tỉnh đã ban bố tình trạng khẩn cấp ứng phó với thiên tai tại khu vực này trong ngày 22-10 để huy động máy móc, nhân lực khắc phục tình trạng sạt lở.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến, đường đi của bão trên Biển Đông để có thông báo cấm biển hay di dời người dân đến nơi an toàn", ông Hòa nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đến 10 giờ ngày 19-9, nhiều khu vực tại tỉnh Quảng Trị có mưa to đến rất to. Tại Đảo Cồn Cỏ sóng biển cao hơn 2 m, gió mạnh. Riêng tại Quảng Bình đường bị ngập, cây cối cũng bị đánh bật gốc. Thừa Thiên - Huế đã di dời hàng trăm người dân...
1 tháng trước - Mưa lớn kéo dài từ rạng sáng 18.9 khiến các tuyến phố ở trung tâm TP.Đà Nẵng ngập cục bộ, chính quyền TP.Đà Nẵng sẵn sàng phương án ứng phó, sẽ sơ tán người dân để đảm bảo an toàn.
1 tháng trước - Trước áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh thành bão số 4 và đang hướng vào vùng biển Quảng Trị - Đà Nẵng, bà con miền Trung đang cấp tập chuẩn bị ứng phó.
1 tháng trước - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dẫn các dự báo quốc tế đều nhận định áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão số 4 khi đi qua quần đảo Hoàng Sa. Các tỉnh dọc dải đất miền Trung đang chủ động chuẩn bị nhiều phương án ứng phó...
1 tháng trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Thừa Thiên - Huế- Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức khởi công trùng tu di tích Thái Tổ Miếu, nơi thờ 9 chúa triều Nguyễn, ngày 23/10.
3 phút trước - Lâm Đồng- Quả đồi ở huyện Bảo Lâm bị nứt hở rộng nhất 1,5 m, kéo dài từ đỉnh xuống vườn sản xuất của 20 hộ dân, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở khi địa bàn mưa kéo dài.
21 phút trước - Chùa Phổ Quang, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia 800 tuổi, nơi chứa bảo vật bàn thờ Phật bằng đá ở huyện Lâm Thao, bốc cháy ngùn ngụt trưa 23/10.
21 phút trước - Từ năm 2000, Việt Nam đã đề cử với Ủy ban Bão quốc tế 10 tên bão, trong đó có bão Trami, tên tiếng Việt là Trà Mi
51 phút trước - 64 trụ điện cao thế 110kV từ thủy điện Sơn Trà được đấu nối vào trạm biến áp 220kV Sơn Hà để hòa điện lưới quốc gia chưa được chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất… nhưng lại có giấy phép xây dựng.