ttth247.com

In 3D trong lĩnh vực y tế - tiềm năng lớn cho Việt Nam

Đó là ý kiến của bác sĩ Phạm Trung Hiếu - phó giám đốc vận hành Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học Vin Uni - tại buổi ký kết hợp tác giữa công ty dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực in 3D Stratasys và AES Việt Nam, tại Hà Nội ngày 24-10.

Ứng dụng in 3D trong y tế

Thực tế tại Việt Nam, công nghệ in 3D đã được ứng dụng trong điều trị một số bệnh. Tháng 7-2024, Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị thành công cho một bệnh nhân bị mất đoạn lớn thân xương chày do gãy hở nhiễm trùng, bằng kỹ thuật ghép mảnh in 3D hợp kim titanium dạng lưới. Đây là bệnh nhân thứ hai của Việt Nam được áp dụng kỹ thuật này trong điều trị.

Theo ông Rajiv Bajaj - giám đốc điều hành của Stratasys khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á, trong những năm trở lại đây, công nghệ in 3D trên thế giới được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế.

Ở lĩnh vực này, công nghệ in 3D được sử dụng để chế tạo các mô hình phục vụ ba mục đích chính.

Thứ nhất, tạo các mô hình giải phẫu phức tạp phục vụ quá trình giảng dạy. Đó là các mô hình các mô, phần trên cơ thể con người như mạch máu, mô hình mô phỏng các ca bệnh thực tế với mức độ chính xác cao.

Thứ hai, chế tạo mô hình giải phẫu phục vụ công tác chẩn đoán, lên kế hoạch trước khi phẫu thuật. Qua đó giúp các bác sĩ tìm ra hướng phẫu thuật tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh, người nhà bệnh nhân hiểu hơn về tình trạng bệnh.

Thứ ba, ứng dụng in 3D để sản xuất các thiết bị cấy ghép nhân tạo (nẹp vít, mảnh ghép, xương khuyết thiếu, khớp nhân tạo…).

Các thiết bị cấy ghép nhân tạo được in bằng các vật liệu tương thích sinh học như titan, peek… thay thế các phần xương vùng sọ, mặt, xương chi và khớp. Các chi tiết này được thiết kế cá thể hóa theo từng bệnh nhân, đặc biệt trong các ca bệnh phức tạp mà không thể sử dụng thiết bị cấy ghép thông thường có sẵn.

Tiết kiệm chi phí, tiềm năng lớn

Bác sĩ Phạm Trung Hiếu - phó giám đốc vận hành Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học Vin Uni - chia sẻ thị trường in 3D trong y tế vẫn còn mới, dù đã tồn tại được 10 năm tại Việt Nam.

Tuy công nghệ này mới được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nha khoa, nhưng in 3D trong y học tại Việt Nam cũng đang được sử dụng để chế tạo mô hình giải phẫu, sản xuất thiết bị cấy ghép nhân tạo.

"Nhiều ca bệnh nhân bị ung thư xương hoặc do tai nạn nào đó dẫn đến khuyết hở xương, nhưng chúng ta không có giải pháp để in ra phần xương, phần mềm tái tạo cho bệnh nhân.

Trước đây, các phần này phải nhập từ nước ngoài về, thời gian chờ đợi lâu, cùng với đó là chi phí cao. Bác sĩ lâm sàng không tham gia được vào quá trình chế tạo, thiết kế nên đôi khi đưa về Việt Nam các phần xương, khớp này không vừa với bệnh nhân", bác sĩ Hiếu chia sẻ.

Theo bác sĩ Hiếu, thị trường in 3D trong lĩnh vực y tế đang được đánh giá là thị trường tiềm năng, phát triển nhanh với quy mô hàng tỉ đô la chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây.

Hiện tại, trên thế giới đang hướng đến việc chế tạo các mô cao cấp từ công nghệ in 3D, đó là mô nửa sinh học, nửa cơ khí như quả tim, hoặc các mô có gắn robot.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam lần 5, năm 2024 chuyên đề “Y tế thông minh” đã nhận được 46 sản phẩm tham gia bình chọn đến từ 26 bệnh viện trên địa bàn TP.HCM tính đến hết 30.9.
3 tuần trước - Tin tức đáng chú ý: 3.300 doanh nghiệp thiệt hại do bão được đề xuất tạm dừng đóng 2 loại quỹ; Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở ở 3 huyện; Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã qua giai đoạn khó khăn nhất?...
1 tháng trước - Lồng ngực có cấu tạo đặc biệt bởi không phải là một cấu trúc tĩnh mà liên tục chuyển động giãn nở theo nhịp thở và hoạt động của tim, phổi. Tạo hình khuyết hổng lồng ngực 3D sử dụng vật liệu hợp kim titan đã được Bệnh viện đa khoa quốc tế...
1 tháng trước - Tin tức đáng chú ý: Triển khai xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành; Hỗ trợ đổi máy 4G miễn phí cho 700.000 khách hàng đang dùng mạng 2G; Tỉnh Thanh Hóa di dời khẩn cấp 300 học sinh đến địa điểm mới do sạt...
1 tháng trước - Hà Nội- Sau khi cắt khối u ác tính kích thước gần 12 cm tại vùng trung thất, các bác sĩ tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bằng vật liệu titan.
Xem tin bài khác
17 phút trước - 'Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Plos One, đã phát hiện ra bài tập quan trọng nhất đối với người lớn tuổi để khỏe mạnh khi về già'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
17 phút trước - Rất nhiều người chọn chạy bộ để tăng cường sức khỏe. Nhưng bạn có biết những lợi ích này có thể phản tác dụng bởi một điều ít ai ngờ: Đó là nơi chạy!
17 phút trước - Tập luyện đúng cách được khoa học chứng minh có thể giúp giảm các cơn đau khớp và tăng khả năng linh hoạt của khớp. Hơn nữa, tập luyện còn làm tăng tiết hoạt dịch, giúp khớp vận động trơn tru hơn.
3 giờ trước - Đó là chia sẻ bà Lê Hồng Nga (phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM) trong nội dung trình bày về chiến dịch phòng, chống dịch sởi tại TP.HCM.
4 giờ trước - Đầu nhọn tăm có thể tổn hại men răng, chảy máu nướu dẫn đến tụt nướu, lộ chân răng gây ê buốt, tạo khe hở thưa kẽ giữa các răng.