ttth247.com

Ka Thẩm chiến thắng đau đớn để trở lại giảng đường

Ka Thẩm ngồi như tượng trong phòng tư vấn. Lời bác sĩ dù đã có dịu giọng trấn an nhưng cũng không khiến cô thôi nhìn vô định, hoang mang. Ka Thẩm đã bị ung thư (u lympho hodgkin giai đoạn IIIB) khá nặng.

Cô mệt mỏi ra hành lang Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Lúc này, Ka Thẩm đã biết điều gì đang xảy ra với mình. Quá sức chịu đựng của một cô gái 18 tuổi.

Tháng 10-2023, Ka Thẩm chỉ mới nhập học được 1 tháng ở ngành luật dân sự (Trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM).

Từ bỏ bệnh viện vì không có tiền

Bác sĩ chỉ định cô phải hóa trị sớm nhất.

Vừa rời căn nhà nát ở rẫy cà phê xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) nhập học với toàn bộ số tiền ba mẹ đi vay mượn, cô biết chỉ định của bác sĩ là quá sức của cô.

Chuyến xe buýt đưa Ka Thẩm rời Bệnh viện Chợ Rẫy về cư xá của một nhà thờ, nơi cô đang tá túc hôm ấy dài hơn tất cả những con đường cô đã đi qua cộng lại.

"Hai tay mình bám chặt vào thành ghế. Đến lúc này mình mới khóc, hiểu mình sẽ phải đối diện với điều gì. Mình còn tiếp tục được đến giảng đường hay không, đó là mối bận tâm lớn nhất hôm đó. Mình có thể lờ cơn bệnh này đi để học, có thể là hết học kỳ 1. Trong đầu tôi là cầu xin ơn trên: con còn quá trẻ để chết", Ka Thẩm nhớ như in cảm giác cô phải một mình vượt qua vào năm ngoái. Lạc lõng giữa thành phố rộng lớn và một mình đối diện với bạo bệnh.

Nghĩ mọi đường, Ka Thẩm quyết định sẽ lờ cơn bệnh và lờ đi lời khuyến nghị của bác sĩ để tiếp tục đi học. Cô không dám nói rõ với mẹ rằng mọi thứ trầm trọng hơn những gì con đã kể cho mẹ.

"Để đến được Sài Gòn, tôi đã đi làm thuê từ năm 11 tuổi. Hái chè, cuốc cỏ, không việc gì trong rẫy tôi chưa từng. Nhà mẹ nghèo, mẹ ráng lo cho tôi ngày hai bữa. Còn sách vở, áo quần tôi phải tự lo để được ngồi học cùng bạn đồng lứa và dám mơ giấc mơ đại học. Nghĩ tiếc cả một con đường đã qua, nên tôi đánh bạo: thôi thì cứ học, lỡ một mai… thì cũng đã đi được cùng giấc mơ đến chặng cuối của cuộc đời".

Nhưng, ung thư giai đoạn 3 không phải là trận cảm xoàng để cô có thể dễ dàng quên mỗi khi đến giảng đường. Ka Thẩm gục ngã. U hạch nổi khắp người và những cơn đau không cho phép cô có thể tiếp tục.

Cô gói ghém rời cư xá về nhà để chờ phép màu cho cuộc đời mình. Cô vẫn tin mình còn quá sớm… để chết. Trước ngày quay lại căn nhà nát ở xóm rẫy của người Châu Mạ, cô xin nhà trường bảo lưu kết quả học tập 1 năm.

"Cơn đau khủng khiếp khiến tôi không thể ăn uống. Nhưng tôi vẫn mong tôi sẽ khỏe lại và năm 2024 tôi sẽ lên giảng đường cùng tân sinh viên niên khóa 2024-2025. Chậm một năm vẫn là đi học mà", Ka Thẩm nói.

Thấy con trở về nhà, bà Ka Thuyên, mẹ Ka Thẩm, không khỏi bất ngờ. Bà kể: "Nó về tới cửa nhà, tôi mới biết Ka Thẩm đã giấu tôi. Tội Ka Thẩm, nó ham học. Người Châu Mạ ở đây ai cũng kể chuyện nó học giỏi nhất xã Lộc Tân. Bà con không hiểu việc gì, nó mới đi đây đã quay về, người ốm khô".

Bước đầu chiến thắng

Ka Thẩm ở nhà dưỡng bệnh. Cô và gia đình chọn cách chữa trị bằng các loại thuốc Đông y. May thay, sau 3 tháng uống thuốc, các hạch bắt đầu nhỏ lại. Ka Thẩm tươi tỉnh bởi những cơn đau dần đi qua.

Đến qua Tết, cô mới có vẻ khỏe mạnh như người bình thường. Bạn bè đến thăm bảo "khỏe rồi, mừng quá", cô cười rất tươi.

"Mình có cơ hội trở lại trường" - Ka Thẩm bảo suy nghĩ đó kéo cô ra chái sau nhà, cô chuẩn bị một cây cuốc cỏ, mài lại cái liềm. Hành trình trở lại giảng đường của cô bắt lại theo cách mà cô đã rất quen: lên rẫy làm thuê.

Tôi gặp Ka Thẩm khi cô đang làm cỏ cho một vườn chè gần nhà cùng cô em gái đã bước vào lớp 12. Cô nói: "Hạn bảo lưu cũng đến rồi, tôi phải đi học lại".

Tôi hỏi Ka Thẩm, đi học trở lại có phải là lựa chọn tốt nhất cho cô lúc này, dù mong muốn đó rất đẹp.

Ka Thẩm giọng tâm tư: "Đôi lúc mình cảm thấy bản thân thật ích kỷ khi chỉ mong muốn được đi học, lại dù biết gia đình không đủ khả năng.

Mình đã suy nghĩ và khóc rất nhiều vì áp lực tiền bạc cho việc đi học trở lại và có ý định sẽ bỏ học.

Nhưng mình tự nhủ và suy nghĩ tích cực, biết đâu việc cố gắng học hành và chăm chỉ trong quá trình học ấy tôi sẽ có học bổng và đóng học phí sẽ không còn phải nghỉ học nữa".

Ka Thẩm nói vì cô đi học lại, ba mẹ cũng chỉ còn cách vay vốn dành cho sinh viên. Cô cũng suy nghĩ là ba mẹ cố gắng cho học và sau này cô sẽ đi làm, trả lại khoản vay ấy.

"Hy vọng sức khỏe của tôi trong thời gian tới vẫn sẽ ổn định để tôi đi học trở lại, vì hiện tại tôi vẫn phải dùng thuốc mỗi ngày" - Ka Thẩm bộc bạch với Tiếp sức đến trường.

Anh Trần Quốc Tuấn (thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) từng nghe qua câu chuyện của Ka Thẩm. Anh đến nhà cô lúc chỉ có mẹ và đứa em 1 tuổi ở nhà. Cận giờ cơm, dưới bếp chỉ có nồi cơm nhỏ và nồi mắm kho để ăn cho lạ miệng, rau dại luộc sơ sài. Bà Ka Thuyên bảo: "Ăn vậy thôi, còn lo thuốc cho Ka Thẩm".

Nhà Ka Thẩm chỉ có ba cô đi làm phụ hồ, lương ít ỏi, nhất là trong lúc công trình nhà ở trong vùng càng lúc càng ít. Bà Ka Thuyên thú thực, cá khô cũng thèm nhưng không dám mua.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Sau ba tháng, FPT Long Châu đã gây quỹ được hơn một tỷ đồng từ các đối tác và khách hàng, thông qua Quỹ Hy vọng tài trợ điều trị cho hơn 30 bệnh nhi.
1 tháng trước - Ở tuổi 26, Phương Thanh từng thích và tán tỉnh hàng chục người nhưng vẫn "chưa một mảnh tình vắt vai" bởi nghĩ đến yêu là sợ.
1 tháng trước - Một trong những cách tìm phòng trọ phổ biến hiện nay của nhiều người trẻ là thông qua các hội, nhóm trên mạng xã hội có kèm hình ảnh và thông tin. Việc tìm nhà trọ qua hình thức trực tuyến tuy có thuận tiện, thế nhưng khi đến xem phòng...
5 ngày trước - Ngày 12.9, khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang tổ chức chương trình thiện nguyện "Trung thu cho em" tại 2 điểm trường thuộc xã Kà Dăng ở huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam). Gần 400 trẻ em đã được vui tết Trung thu sớm.
2 tuần trước - Phần trả lời của Kỳ Duyên về việc đọc sách tại tập 2 của cuộc thi Miss Universe Vietnam 2024 gây nhiều tranh cãi.
Xem tin bài khác
13 phút trước - Nữ sinh khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Vinh cũng vừa giành được danh hiệu lớn tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024.
16 phút trước - Bằng tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thanh niên Thừa Thiên-Huế đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước…
16 phút trước - Bắt đầu hiến máu tình nguyện từ năm 2011, đến nay anh Kiều Sĩ Nguyên (33 tuổi), thôn Yên Lạc 2, xã Cần Kiệm, H.Thạch Thất (TP.Hà Nội), đã có 57 lần hiến máu và tiểu cầu cứu người.
57 phút trước - Nhiều đoạn suối vách đá dựng đứng, các chiến sĩ công an, quân đội... tay không bám đá, vượt dòng suối dữ, tìm nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở núi cuốn hơn 30 người xuống suối ở Cao Bằng.
57 phút trước - Rạng sáng 19-9, đội hình tình nguyện khắc phục hậu quả bão Yagi của tuổi trẻ TP.HCM xuất quân đến các tỉnh phía Bắc.