ttth247.com

'Khát' vàng nguyên liệu, doanh nghiệp chi đậm mua của SJC

Chi phí mua vàng nguyên liệu tăng thêm 7 - 10%

Mở đầu câu chuyện với Thanh Niên về hoạt động kinh doanh vàng thời gian gần đây, bà Bùi Hồng Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Ancarat Việt Nam, thốt lên: "Rất chán. Năm nay, kinh tế khó khăn nên tình hình buôn bán kém khả quan. Vừa qua, giá vàng thế giới tăng, vàng trong nước cũng tăng thì có người mua, những lúc vàng xuống giá, rất vắng người mua".

Vấn đề khiến bà Tâm khá lo lắng, băn khoăn là nguồn vàng nguyên liệu. Từ trước tới nay, vàng nguyên liệu chủ yếu được doanh nghiệp mua từ nguồn vàng trong dân, nhưng hiện nay các quy định siết chặt hơn, mua vàng phải đảm bảo chứng từ đầy đủ. Cạnh đó, nguồn vàng trong dân đem bán thời gian này cũng không dồi dào.

'Khát' vàng nguyên liệu, doanh nghiệp chi đậm mua của SJC- Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng đang gặp khó khăn khi mua vàng nguyên liệu trong dân

ẢNH: ĐAN THANH

"Cần nguyên liệu để sản xuất, doanh nghiệp phải chuyển qua mua vàng nguyên liệu của Công ty SJC với mức giá đắt hơn khoảng 7 - 10% so với mua vàng nguyên liệu từ trong dân. Tập trung sản xuất vàng nữ trang nên loại vàng Ancarat mua của Công ty SJC chủ yếu là vàng nữ trang 99% hoặc vàng nữ trang 95%, khi mua về doanh nghiệp pha thành vàng 18k hoặc vàng 2 số 9.

Ancarat phải chuẩn bị sẵn nguồn hàng trong kho, đặc biệt là chuẩn bị nguồn hàng phục vụ dịp tết sắp tới nên phải tăng mua nguyên liệu. Mua vàng nguyên liệu từ Công ty SJC đơn giản, chủ động hơn. Tuy nhiên, do chi phí mua vàng nguyên liệu tăng nên giá thành sản phẩm cũng đội lên", bà Tâm cho biết.

Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương nhấn mạnh, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước mới giải quyết được câu chuyện vàng miếng SJC, chưa giải quyết được vấn đề vàng nguyên liệu cho các doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng nhẫn và vàng trang sức.

"Hiện nay, các doanh nghiệp muốn sản xuất vàng nhẫn, vàng trang sức nhưng không có nguồn nguyên liệu. Các doanh nghiệp đang phải giải quyết bài toán đầu ra, đầu vào; mua nguồn nguyên liệu có hóa đơn, chứng từ để sản xuất ra sản phẩm vàng phục vụ nhu cầu người dân.

Tuy nhiên, việc mua vàng nguyên liệu có hóa đơn chứng từ khá khó. Dẫn đến lượng vàng nguyên liệu có chứng từ ít, nên lượng bán ra ít theo", ông Phương nói.

Cho phép nhập vàng nguyên liệu nhưng có kiểm soát

Bà Tâm bày tỏ: "Các doanh nghiệp kinh doanh vàng như chúng tôi rất mong được chủ động hơn trong vấn đề vàng nguyên liệu. Có thể có cơ chế để doanh nghiệp được tự nhập hoặc Ngân hàng Nhà nước nhập về và cho doanh nghiệp được phép đấu giá mua lại. Tuy nhiên, mấu chốt là giá đưa ra phải sát với giá vàng thế giới".

'Khát' vàng nguyên liệu, doanh nghiệp chi đậm mua của SJC- Ảnh 2.

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng mong được chủ động hơn trong vấn đề vàng nguyên liệu

ẢNH: ĐAN THANH

Giải quyết khó khăn trong vấn đề vàng nguyên liệu, theo ông Phương, Ngân hàng Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng nhẫn và vàng trang sức.

"Mười mấy năm nay không nhập vàng, giờ có thể cho phép doanh nghiệp nhập theo hạn mức, Ngân hàng Nhà nước cấp quota cho doanh nghiệp hoặc Ngân hàng Nhà nước nhập vàng về bán lại cho doanh nghiệp có nhu cầu.

Các doanh nghiệp đưa ra phương án tờ trình cần bao nhiêu lượng vàng, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào đó để bán vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp", ông Phương chia sẻ quan điểm.

Nhiều lần trao đổi với Thanh Niên, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam Huỳnh Trung Khánh bày tỏ trăn trở về câu chuyện bỏ độc quyền vàng miếng SJC cũng như cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu vàng nguyên liệu.

"Ngân hàng Nhà nước vẫn kiểm soát được thị trường chứ không phải mở toang. Sản xuất vàng miếng kiểm soát bằng quota sản xuất, việc nhập khẩu nguyên liệu cũng kiểm soát bằng quota nhập khẩu, không để tự do muốn nhập bao nhiêu thì nhập. Khi kiểm soát như vậy, các vấn đề về tỷ giá, ngoại hối cũng kiểm soát được.

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cũng đã kiến nghị, trước mắt cho phép 3 doanh nghiệp (PNJ, SJC, DOJI) được nhập 1,5 tấn vàng/năm, tương đương mỗi doanh nghiệp nhập 500 kg vàng/năm. Doanh nghiệp cũng chỉ xin nhập trong phạm vi có kiểm soát", Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam thông tin.

Công văn 2528 của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM gửi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ (TSMN) trên địa bàn ngày 29.7 nêu rõ: sản xuất vàng TSMN là lĩnh vực có mối liên quan và tác động trực tiếp đếnthị trường vàng, đến hiệu quả điều hành vĩ mô và ổn định thị trường cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng TSMN cần chấp hành nghiêm một số nội dung.

Cụ thể, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc vàng nguyên liệu để sản xuất vàng TSMN. Đồng thời, tuân thủ trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng TSMN được quy định tại điều 6 Nghị định số 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng khi đi vào hoạt động.

Theo đó, doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công; chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ; có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Người đứng đầu doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hàng đầu Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt doanh thu hơn 100 triệu USD nhờ một nghị định thư mới được ký kết.
1 tháng trước - Những biến động chính trị cộng với khó khăn nội tại của Bangladesh đã khiến hàng loạt doanh nghiệp dệt may nước này phải đóng cửa, dấy lên nguy cơ ngành công nghiệp được cho là "ánh sáng" của đất nước Nam Á này có thể bị nhiều quốc gia...
1 tháng trước - Đến với Shark Tank cùng tham vọng lớn sau khi đã đạt được doanh thu 1 triệu USD, hai founder Kalotoys đã khiến 3 shark “sốt sắng” tung vé vàng tranh giành và hứa hẹn về đội bằng những điều kiện vô cùng hấp dẫn.
3 tuần trước - Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, Tổng công ty cao su Đồng Nai (DONARUCO) đã và đang đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất.
2 tuần trước - Trong thời buổi kinh tế hội nhập, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ phải từng đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, phải thu hẹp quy mô, tên tuổi bị xóa nhòa… Bước qua những thăng trầm, với uy tín thương hiệu...
Xem tin bài khác
4 phút trước - Ở trên núi cao xa xôi, cần sạc điện thoại di động, những người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách có điện. Họ buộc tấm pin năng lượng mặt trời vào những con lừa.
4 phút trước - Ông Nguyễn Đức Tài đã bán 1 triệu cổ phiếu MWG, phó tổng giám đốc SeABank không bán được cổ phiếu nào,... là những giao dịch chứng khoán nổi bật trên thị trường.
10 phút trước - Lần đầu tiên bảng xếp hạng các chuỗi cà phê uy tín nhất Việt Nam không còn tên The Coffee House, trong khi những cái tên quen thuộc khác không đổi.
40 phút trước - Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam.
40 phút trước - Ngày 19-9, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1008/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc".