ttth247.com

Không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa ra đề kiểm tra: Giáo viên nói gì?

Không dùng ngữ liệu sách giáo khoa để kiểm tra định kỳ môn ngữ văn sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp THPT năm học 2024-2025.

Đề thi Ngữ Văn trong tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp THPT thay đổi

"Trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục không dùng ngữ liệu sách giáo khoa để kiểm tra định kỳ môn ngữ văn. 

Điều này theo cách hiểu của tôi là nhấn mạnh đến việc đề thi Ngữ văn tuyển sinh 10 và đề thi ngữ văn trong tốt nghiệp THPT năm 2024-2025 sẽ hoàn toàn sạch bóng các tác phẩm trong sách giáo khoa", tổ trưởng bộ môn Ngữ văn một trường THCS tại TP.HCM nói.

Vì thế, điều này sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản trong cách dạy của giáo viên lớp 9 và lớp 12. Hai lớp cuối cùng năm học trước còn thực hiện chương trình cũ 2006, trong năm học 2024-2025.

Đề thi Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT sẽ thay đổi nhiều khi không được dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa. Điều này cũng dẫn tới những thay đổi trong kiểm tra, đánh giá tại trường các em học sinh đang học.

"Chắc chắn sẽ có những thay đổi theo hướng làm sao để trang bị cho học sinh kỹ năng, năng lực làm bài. Nhưng may mắn thay, ba năm qua học sinh cũng đã được dần làm quen với chương trình mới, lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa".

Có tình trạng giáo viên "gài" bài ngoài sách giáo khoa trong kiểm tra định kỳ

Cũng theo thầy giáo này, sau ba năm thực hiện chương trình 2018 có rất nhiều chuyện "cười ra nước mắt" trong việc giáo viên chọn lựa tác phẩm để làm đề thi như chọn tác phẩm không phù hợp, chọn tác phẩm phản cảm… bới giáo viên đã quen với cách dạy, cách học cũ chỉ ra bài trong sách giáo khoa.

Vì thế, có những trường hợp, trong kiểm tra, đánh giá giáo viên gài trước tác phẩm cho học sinh để lách luật về yêu cầu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa. Thậm chí một số ban giám hiệu cũng chỉ đạo đồng thuận với cách xử lý "gài" bài trước cho học sinh của các giáo viên "vì bệnh thành tích của giáo viên và nhà trường, vì muốn học sinh làm bài đạt điểm cao...".

Với quy định không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa này, nhiều giáo viên được phân công dạy lớp 9 và lớp 12 sẽ rất lo lắng vì mấy năm qua họ vẫn đang dạy theo chương trình 2006 và ra đề thi theo chương trình 2006.

Như vậy, giáo viên phải dạy cho học sinh lớp 9 và lớp 12 về kỹ năng, năng lực làm bài ra sao, để các em có thể làm tốt bài thi tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp THPT. Đây là một thách thức lớn, và giáo viên đang rất lo lắng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025. Trong đó, Bộ GD&ĐT lưu ý các trường tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu kiểm...
1 tháng trước - Bộ GD-ĐT yêu cầu chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT.
1 tháng trước - “Đối với môn Ngữ văn, tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá trong các đề kiểm tra định kì nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài...
1 tháng trước - Không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) để ra đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn là một nội dung mới được Bộ GD-ĐT đặt ra cho năm học 2024 - 2025.
1 tháng trước - Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn nằm ngoài nội dung sách giáo khoa một lần nữa trở thành đề tài được nhiều học sinh quan tâm, đặc biệt là teen cuối cấp 2K7. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới lạ đối với các bạn đang học chương trình...
Xem tin bài khác
27 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.