ttth247.com

Lãnh đạo Green Food, LOF cố vấn cuộc thi FID 2024

Hai lãnh đạo LOF, Green Food sẽ hỗ trợ đào tạo workshop, tư vấn, giúp thí sinh FID 2024 rèn kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế, tìm giải pháp sáng tạo cho ngành.

Cuộc thi Đổi mới và phát triển thực phẩm - Food Innovation and Development (FID 2024) mang đến nhiều hoạt động nghiên cứu, tranh tài trong lĩnh vực gia vị, công nghệ thực phẩm. Lĩnh vực này hiện có tốc độ phát triển nhanh chóng, đòi hỏi các nhà nghiên cứu trẻ vững kiến thức chuyên môn, song song với định hướng, hỗ trợ từ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm.

Theo đó, chương trình đã mời hai lãnh đạo doanh nghiệp gồm bà Đặng Thị Yến - Nhà sáng lập Công ty CP thực phẩm và nước giải khát Green Food, cùng ông Đặng Tuấn Khôi - Giám đốc kỹ thuật Công ty CP Sữa quốc tế LOF, tham gia với vai trò cố vấn (mentor), hỗ trợ định hướng cho thí sinh. Những buổi đào tạo, workshop, trao đổi trực tiếp giữa hai bên sẽ là cầu nối để các bạn trẻ tự tin thể hiện ý tưởng của mình.

Bà Đặng Thị Yến, Founder của Green Food. Ảnh: NVCC

Bà Đặng Thị Yến, Founder của Green Food. Ảnh: NVCC

Chia sẻ về lý do tham gia FID 2024, bà Yến cho biết cuộc thi không chỉ là sân chơi sáng tạo cho sinh viên, mà còn là cơ hội để các lãnh đạo doanh nghiệp đóng góp kinh nghiệm, kiến thức, giúp các bạn hiện thực hóa ý tưởng của mình. Với bà, cố vấn không đơn thuần cung cấp thông tin mà là đồng hành, giúp các đội phát triển tư duy chiến lược, rèn kỹ năng giải quyết vấn đề.

Qua quá trình giao tiếp với các đội, bà cảm nhận được sự nhiệt huyết, sáng tạo. Điều đó khiến bà có thêm động lực hỗ trợ, khơi dậy tiềm năng của họ. Nữ mentor cho biết đặt nhiều hy vọng vào khả năng học hỏi, phát triển của thế hệ sinh viên hiện tại.

"Qua cuộc thi, tôi mong các bạn có thể củng cố kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, từ đó trưởng thành hơn trong hành trình phát triển bản thân và sự nghiệp", bà Yến nói.

Với ông Đặng Tuấn Khôi, FID 2024 là cơ hội để ông gặp gỡ, tiếp cận những tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm tại Việt Nam. Theo ông, việc các đội thi được hỗ trợ bởi thầy cô, doanh nghiệp, tổ chức trong ngành sẽ giúp thu hẹp khoảng cách lý thuyết với thực tiễn. Sinh viên có thể nhân cơ hội này để kết nối mối quan hệ trong ngành, giúp ích cho hành trình sự nghiệp sau này.

"Với sự hỗ trợ từ ban tổ chức, các mentor, và sự quyết tâm của các đội thi, FID 2024 hứa hẹn mang đến nhiều sản phẩm sáng tạo, tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai", ông Khôi nhấn mạnh.

Ông Đặng Tuấn Khôi - Giám đốc kỹ thuật Công ty CP Sữa quốc tế LOF. Ảnh: NVCC

Ông Đặng Tuấn Khôi - Giám đốc kỹ thuật Công ty CP Sữa quốc tế LOF. Ảnh: NVCC

Về phía thí sinh, em Nguyễn Anh Thư, sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Công thương TP HCM, cho biết hoạt động cố vấn của cuộc thi FID 2024 mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển sản phẩm dự án. Qua đó, các em có góc nhìn mới đa chiều hơn về công việc R&D sau này.

Các em còn rút được nhiều kinh nghiệm giúp định hình chiến lược, tránh những sai lầm phổ biến khi làm dự án. Nhiều giải pháp hiệu quả đã được hỗ trợ hiện thực hóa hoặc đưa ra hướng đi khác có lợi hơn từ các mentor, giúp tăng cơ hội thành công cho sản phẩm.

Đồng quan điểm, em Phạm Thị Thanh Tâm, sinh viên trường Đại học Duy Tân, cho biết sau khi tham gia hoạt động mentoring đã nhận được những chia sẻ, góp ý giá trị. Trong đó, các thông tin về tỷ lệ phối trộn và thời gian sấy sản phẩm đều rất hữu ích. Ngoài giúp khắc phục hạn chế hiện tại, họ còn đưa ra những cải tiến đáng kể cho dự án của sinh viên.

"Dù thời gian tiếp xúc, xin ý kiến từ các nhà cố vấn không nhiều, song các mentor đều nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm bản thân cho chúng em, giúp các đội thi xác định vấn đề cần giải quyết, chuẩn bị kỹ càng hơn cho vòng thi tiếp theo", Thanh Tâm nói thêm.

Em Phạm Thị Thanh Tâm, sinh viên trường Đại học Duy Tân, thí sinh FID 2024. Ảnh: NVCC

Em Phạm Thị Thanh Tâm, sinh viên trường Đại học Duy Tân, thí sinh FID 2024. Ảnh: NVCC

Ngoài bà Yến, ông Khôi, các mentor còn lại tại FID 2024 đều là những chuyên gia uy tín trong ngành, giúp các bạn trẻ dễ dàng tiếp cận kiến thức nền tảng và kỹ năng mềm thiết yếu. Họ chia sẻ kiến thức chuyên môn, giúp thí sinh rèn kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế, tìm ra giải pháp sáng tạo cho các thách thức trong ngành.

Hiện chương trình đã tìm ra 63 đội thi dẫn đầu, chia thành ba bảng đấu. 17 mentor chia thành hai nhóm. 14 người tư vấn cho 50 đội ở bảng 1 (Health Focus - Sản phẩm tốt cho sức khỏe) và bảng 2 (Food Security and Social Impact - An ninh lương thực và tác động đến xã hội). Nhóm còn lại gồm ba người, hỗ trợ 13 đội ở bảng 3- Problem Solving Innovation- Sản phẩm giải quyết các vấn đề đặt ra của Doanh nghiệp.

Toàn bộ cố vấn đều là cán bộ làm việc lâu năm ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực được mời. 90% đang ở cấp bậc trưởng phòng R&D (nghiên cứu và phát triển) hoặc giám đốc kỹ thuật trở lên. Trong đó có hai người là giám đốc điều hành.

Các lĩnh vực thí sinh được đặt câu hỏi tham vấn với mentor gồm: lựa chọn nguyên liệu, phụ gia đưa vào phát triển sản phẩm; tối ưu kỹ thuật, thiết bị, thông số trên quy trình sản xuất sản phẩm thực phẩm; tính khả thi của sản phẩm về công nghệ và thị trường.

Về hình thức tư vấn, 17 mentor và các đội, được chia nhóm theo lĩnh vực sữa, lương thực, bánh, kẹo, thực phẩm chay, nước giải khát... sẽ hội ý trực tuyến theo lịch định kỳ. Trung bình hai tuần một lần, từ 1/9 đến 1/12.

Á Hiên

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 ngày trước - Giáo sư Roy Chua, Đại học Quản lý Singapore, khẳng định thế hệ trẻ Việt Nam nhạy bén với thời đại mới, song để sẵn sàng cho môi trường toàn cầu, các bạn cần có sự đổi mới về tư duy.
1 tháng trước - Trong danh sách ứng viên được hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, có nhiều lãnh đạo các trường đại học.
3 tuần trước - Bệnh viện Q.6 (TP.HCM) tiếp nhận bé trai K., 2 tuổi, nhập viện trong tình trạng tím tái, hôn mê, ngưng tim, ngưng thở và tử vong sau đó.
1 tuần trước - PGS.TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay ông bất ngờ khi xem hình ảnh thức ăn thừa được dồn lại để tiếp tục chia cho sinh viên. “Điều này là không thể chấp nhận được”, ông nói.
1 ngày trước - Trường ĐH Thủ Dầu Một đang xin ý kiến cơ quan chủ quản (UBND tỉnh Bình Dương) và Kiểm toán Nhà nước giải quyết theo hướng đảm bảo lợi ích hài hòa cho sinh viên về khoản thu sai trên 37 tỉ đồng.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - “Hôm nay, con gái đã nhận được quà từ cô chủ nhiệm. Món quà tự tay cô chuẩn bị cho hơn 20 bạn nữ nhân ngày 20-10“.
3 giờ trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
6 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
6 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
7 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...