ttth247.com

Lấy gì xử sàn thương mại điện tử không phép?

Không chỉ có Temu, nhiều sàn thương mại điện tử khác có nguồn gốc Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng chưa có giấy phép hoặc thiếu nhiều giấy phép để hoạt động. Trong khi đó, các quy định hiện tại để quản lý các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam còn thiếu và rất khó xử lý.

Các doanh nghiệp và nhiều người tiêu dùng lo ngại về lỗ hổng pháp lý này đang mở đường cho hàng giá rẻ bên ngoài tràn vào nội địa, nhưng dường như Bộ Công Thương đang bị động và thiếu những động thái để xử lý các trường hợp này.

Doanh nghiệp lo lắng

Quá nhanh và quá rẻ là cảm nhận đầu tiên của người tiêu dùng Việt Nam khi thử mua sắm trên sàn thương mại điện tử Temu (Trung Quốc). Theo tìm hiểu, hiện Temu đang tận dụng các doanh nghiệp hậu cần của Trung Quốc, ấn định chỉ hai doanh nghiệp ban đầu tham gia chuyển hàng là Best Express và Ninja Van.

Việc Temu sử dụng các đối tác vận chuyển từ Trung Quốc giúp họ dễ dàng thực hiện việc giao hàng mà không cần phải đăng ký hoặc thiết lập các đơn vị vận chuyển tại Việt Nam.

Việc Temu không có đại diện pháp lý tại Việt Nam khiến việc quản lý và xử lý khiếu nại của người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Chị Trà My, một doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng tại TP.HCM, cho rằng khá áp lực trước hàng hóa Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, trong đó có Temu. Chỉ trong một tháng nay, bằng sức mạnh và cách làm khác biệt, Temu đại náo thị trường Việt Nam, khiến doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng thấp thỏm vì khó cạnh tranh, bán hàng sẽ chậm hơn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), bày tỏ quan ngại về sự đổ bộ của Temu sẽ tạo sức ép lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và thời trang trong nước.

Temu mang lại lợi ích rõ rệt về giá cả và tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chính sách "mua sắm như một tỉ phú" có thể khiến người tiêu dùng bị cuốn vào vòng xoáy mua sắm không kiểm soát, dẫn đến việc tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng.

Việc tràn ngập hàng hóa giá rẻ từ Temu có nguy cơ làm suy yếu các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Vì sao Bộ Công Thương chưa vào cuộc?

Trong khi doanh nghiệp trong nước lo lắng tìm cách để cạnh tranh với hàng hóa từ Temu thì nay càng hoang mang hơn khi liên tiếp xuất hiện thông tin Temu "oanh tạc" thị trường trong nước cả tháng qua mà chưa được cấp phép.

Không chỉ có Temu, một số trang thương mại điện tử xuyên biên giới khác hiện cũng chưa được ghi nhận trên trang của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, dù đã hoạt động tại Việt Nam (trang http://online.gov.vn - trang công khai thông tin các tên miền, webstie hoặc ứng dụng thương mại điện tử đã đăng ký và được Bộ Công Thương cấp phép).

Đơn cử như sàn Shein - hiện cũng có tên miền Shein.com với nhãn tiếng Việt - tương tự như Tenu cũng thuộc đối tượng quản lý của nghị định 52 và nghị định 85, song chưa ghi nhận việc được cấp phép trên trang thông tin của Bộ Công Thương.

Một số sàn thương mại điện tử khác 1688, taobao… cũng chưa ghi nhận có đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Sau khi thông tin cho Tuổi Trẻ về việc sàn thương mại điện tử Temu đã gửi đơn tới cơ quan chức năng để xin cấp phép ngày 24-10, đến nay Bộ Công Thương chưa có câu trả lời về việc có hay không đưa ra hình thức xử lý với sàn này khi đã hoạt động nhưng chưa được cấp phép.

Theo nghị định 52 và nghị định 85 của Chính phủ về thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử nước ngoài có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt phải đăng ký hoạt động thương mại điện tử và thành lập văn phòng đại diện hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam.

Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền 20 - 30 triệu đồng với hành vi không đăng ký và chế tài bổ sung là buộc phải gỡ bỏ ứng dụng vi phạm. Tuy vậy, đến nay việc xử lý và có biện pháp quản lý với sàn này vẫn chưa được các cơ quan chức năng thông tin rõ ràng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Các nhà sản xuất Mỹ cho biết hàng hóa giả mạo xuất xứ đang làm xói mòn hy vọng của họ trong năm bầu cử tổng thống.
3 tuần trước - Thay vì mua sắm theo phong trào, người tiêu dùng đang hướng đến việc mua sắm thông thái, tìm hiểu kỹ về sản phẩm và thương hiệu trước khi quyết định xuống tiền.
1 ngày trước - Ứng dụng thương mại điện tử mới nổi Temu, gây ra cơn sốt lớn với mức giá siêu rẻ, bị xem là "ứng dụng nguy hiểm nhất đang lưu hành rộng rãi".
3 tuần trước - Mục tiêu của chúng tôi là đưa Lazada "đi đường dài", hướng đến mục tiêu tăng trưởng một cách bền vững. Chúng tôi cạnh tranh và phát triển một cách lành mạnh thông qua việc đầu tư dài hạn vào nền tảng công nghệ, cơ sở hạ tầng logistics, và...
1 tuần trước - Không dưới 3 lần, khi biết tôi có ý định viết về chị, chị Nhi can. Chị bảo chị ngại, chị không có gì để nói, chị “quá nhỏ bé” với các doanh nhân khác. Các cuộc hẹn của tôi với chị Nhi chưa bao giờ liên quan công việc.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Trong bối cảnh mùa sale cuối năm gần kề, các đơn vị vận chuyển nỗ lực nâng cao dịch vụ để hỗ trợ nhà bán hàng online tối ưu chi phí vận hành.
7 phút trước - Lãi suất ngân hàng hiện nay dù không có nhà băng nào chính thức niêm yết lãi suất huy động lên đến 6,3%/năm, nhưng thực tế vẫn có những ngân hàng đang trả mức lãi suất này.
13 phút trước - CLB HAGL đã ra thông cáo liên quan tới việc bị Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cấm chuyển nhượng cầu thủ vô thời hạn trên toàn thế giới.
13 phút trước - Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cấm HAGL tham gia hoạt động chuyển nhượng bóng đá vô thời hạn liên quan tới vụ việc của Martin Dzilah.
52 phút trước - Nhiều hồ sơ tính nghĩa vụ tài chính của người dân "bị ngâm" khiến số tiền phải đóng khi chuyển quyền sử dụng đất tăng vọt.