ttth247.com

Liên tiếp xảy ra các vụ 'chặt biển số xe': Cần biện pháp giáo dục cấp thiết

Những ngày qua liên tiếp xảy ra các vụ chặt biển số xe máy. Tình trạng này nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng tại nhiều địa phương, không chỉ gây thiệt hại tài sản mà còn phản ánh sự ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội, làm dấy lên lo ngại về hành vi của giới trẻ, đặc biệt khi năm học mới đang đến gần.

Liên tiếp xảy ra các vụ 'chặt biển số xe': Cần biện pháp giáo dục cấp thiết- Ảnh 1.

Một nhóm thanh thiếu niên có hành vi chặt biển số xe, bị công an tạm giữ

ẢNH: CÔNG AN CUNG CẤP

Điển hình, ngày 25.7, một nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên ở tỉnh Thái Bình và Hà Nam, thông qua mạng xã hội đã rủ nhau tụ tập, cầm theo tuýp sắt, kiếm, vỏ chai bia… Nhóm này điều khiển xe trên đường, tìm những ai đi xe máy biển số 89 sẽ chặt biển số.

Đến ngày 5.8, một nhóm thanh thiếu niên từ 16 - 18 tuổi ở H.Lục Ngạn (Bắc Giang) đã chặn 2 chiếc xe máy và chặt phần đuôi xe có gắn biển kiểm soát.

Ngày 16.8, một nhóm thanh thiếu niên từ 15 - 17 tuổi tại TP.Phủ Lý (Hà Nam) sử dụng xe máy không gắn biển số, không đội mũ bảo hiểm, cầm theo kiếm truy đuổi, chặn xe người khác rồi dùng kiếm chém đứt phần nhựa đuôi xe có gắn biển số.

Tương tự, ngày 17.8, nhóm thanh thiếu niên độ tuổi từ 14 - 17 tại H.Thạch Thất (Hà Nội), cầm tuýp sắt gắn đầu sắc nhọn, gây ra hàng loạt vụ chặt biển số xe trên địa bàn…

Mục đích của các vụ việc chặt biển số xe là để đăng lên mạng xã hội khoe... "chiến tích". Nhóm trước làm, nhóm sau thấy vậy học theo. Các vụ việc chủ yếu diễn ra tại các khu vực nông thôn, vùng ngoại ô.

Liên tiếp xảy ra các vụ 'chặt biển số xe': Cần biện pháp giáo dục cấp thiết- Ảnh 2.

Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP.Hà Nội

ẢNH: T.N

Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng các vụ việc chặt biển số xe đang trở thành một xu hướng đáng lo ngại, phản ánh sự thiếu giám sát và giáo dục từ gia đình và nhà trường. Sự phát tán của các video và hình ảnh trên mạng xã hội đã thúc đẩy các hành vi này, khiến giới trẻ tìm cách gây sự chú ý bằng những hành động phá hoại.

Theo luật sư, đối tượng thực hiện những hành vi này chủ yếu là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14 - 18. Đây là giai đoạn quan trọng trong sự hình thành nhân cách và nhận thức xã hội của các em. Vai trò của gia đình và nhà trường trong việc hướng dẫn và giám sát hành vi của thanh thiếu niên là cực kỳ quan trọng.

Gia đình cần có trách nhiệm giáo dục con cái về đạo đức và pháp luật từ sớm. Việc quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội, thiết lập các bộ lọc nội dung và khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa là các biện pháp cần thiết. Gia đình cũng nên tạo điều kiện cho con cái phát triển các kỹ năng xã hội tích cực và xây dựng lối sống lành mạnh.

Nhà trường đóng vai trò then chốt trong việc giáo dục pháp luật và đạo đức, cần tích hợp các bài học về quyền và nghĩa vụ, các quy định pháp luật vào chương trình giảng dạy. Bên cạnh đó, việc tổ chức các buổi học ngoại khóa, hội thảo và hoạt động tuyên truyền sẽ giúp học sinh nhận thức rõ hơn về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật.

Xã hội cũng cần có trách nhiệm trong việc phối hợp với gia đình và nhà trường để tạo ra một môi trường an toàn và tích cực cho thanh thiếu niên. Các tổ chức cộng đồng nên tổ chức các hoạt động giáo dục và tuyên truyền về pháp luật, đồng thời tăng cường sự giám sát và can thiệp khi phát hiện các dấu hiệu của hành vi tiêu cực.

Luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh, năm học mới đang đến gần, việc triển khai ngay các biện pháp giáo dục và tuyên truyền là vô cùng cần thiết. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ giúp tạo ra một môi trường học tập và sống an toàn hơn cho thanh thiếu niên. Việc phòng ngừa và giáo dục kịp thời sẽ góp phần ngăn chặn sự gia tăng của các hành vi phá hoại và giúp các em phát triển toàn diện hơn.

"Những giải pháp này không chỉ giúp bảo vệ tài sản và giữ gìn trật tự xã hội mà còn góp phần xây dựng một thế hệ trẻ có ý thức và trách nhiệm hơn", luật sư nói.

Chặt biển số xe có thể bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Xuân Cường, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định trong bối cảnh gia tăng các vụ việc thanh thiếu niên chặt biển số xe máy, việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo quy định tại bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi chặt biển số xe máy có thể được xử lý theo tội danh hủy hoại tài sản.

Hành vi này dẫn đến thiệt hại cụ thể cho tài sản, chẳng hạn như làm hỏng phần nhựa của xe. Đây là căn cứ chính để xử lý. Mặc dù hành vi không có mục đích chiếm đoạt tài sản, nhưng việc gây thiệt hại cho tài sản vẫn có thể bị xử lý theo tội danh đã nêu.

Theo điều 12 bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử lý hình sự đối với các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với các hành vi ít nghiêm trọng hơn, như hành vi hủy hoại tài sản, các đối tượng này có thể không bị xử lý hình sự mà sẽ được áp dụng các biện pháp giáo dục và cải tạo.

Luật sư Cường nêu quan điểm, việc xử lý các đối tượng chưa thành niên cần tuân theo nguyên tắc khoan hồng của pháp luật Việt Nam. Pháp luật không chỉ hướng đến việc trừng phạt mà còn chú trọng đến việc giáo dục, hỗ trợ tâm lý và tạo điều kiện cho sự tái hòa nhập xã hội của các em.

Việc giáo dục và cải tạo là rất quan trọng nhằm giúp các em nhận thức được sai lầm và có cơ hội sửa đổi hành vi, hướng tới sự phát triển lành mạnh và tích cực hơn trong tương lai.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Bị đưa ra xét xử với cáo buộc trộm cắp chiếc xe máy tại quán karaoke, nam thanh niên một mực kêu oan, khẳng định do uống rượu say nên dắt nhầm chứ không có mục đích chiếm đoạt tài sản.
2 tuần trước - Dự thảo thông tư của Bộ Công an đề xuất trong trường hợp cấp bách, lực lượng CSGT được quyền huy động phương tiện để truy bắt người gây tai nạn giao thông nhưng bỏ chạy.
3 ngày trước - 10 ngày sau bão Yagi, 80% số người chết và mất tích trên cả nước thuộc ba tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái - cũng là những địa phương hứng chịu lũ quét và sạt lở nghiêm trọng nhất.
1 tháng trước - Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe.
Xem tin bài khác
10 phút trước - Quảng Nam- 11 hộ với hơn 40 người dân ở xã biên giới xã Đắc Pre, huyện Nam Giang di dời khẩn cấp trong đêm 19/9 vì ngọn đồi sau khu dân cư xuất hiện vết nứt.
33 phút trước - Lực lượng chức năng đã tiến hành trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập và xe đầu kéo bị chìm dưới sông Hồng sau 11 ngày xảy ra sự cố. Cạnh đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã vào cuộc tiến hành các công tác điều tra.
33 phút trước - Ngoài ra, nhiều cơ sở bị xử phạt do sử dụng người hành nghề nhưng không có chứng chỉ hành nghề.
33 phút trước - Sau 10 ngày bị lũ cuốn trôi, đến nay cầu phao Ninh Cường, cầu phao duy nhất trên quốc lộ ở miền Bắc, vẫn chưa thể hoạt động trở lại.
33 phút trước - Chuỗi sai phạm của bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil, gây thất thoát ngân sách hơn 1.463 tỉ đồng; nhưng đến nay tài khoản của bà này và công ty chỉ còn hơn 4 tỉ đồng.