ttth247.com

Liệu pháp nóng, lạnh giúp giảm viêm khớp

Chườm đá lạnh hay tắm nước nóng đều có thể giảm triệu chứng sưng, đau khi bị viêm khớp, cải thiện vận động và tinh thần cho người bệnh.

Viêm khớp là bệnh không thể chữa khỏi. Song người bệnh có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên như liệu pháp nóng và lạnh để làm chậm tiến triển, kiểm soát triệu chứng sưng, đau, khó chịu ở khớp, cơ và mô mềm. Các phương pháp này cũng cải thiện khả năng vận động cho người bệnh, thúc đẩy lưu thông máu, giúp giảm đau nhanh.

Liệu pháp lạnh

Liệu pháp lạnh là lựa chọn tốt nhất khi đau, viêm hoặc sưng khớp cấp tính. Nhiệt độ thấp làm giảm lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng, giảm sưng và viêm. Liệu pháp này còn có tác dụng gây tê, giảm đau. Tuy nhiên, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng căng cơ. Để có kết quả tốt, người bệnh nên nâng cao vùng bị đau.

Không sử dụng liệu pháp lạnh nếu lưu thông máu kém hoặc gặp vấn đề về cảm giác như mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh tim mạch nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng liệu pháp lạnh. Để ngăn ngừa tổn thương thần kinh, mô và da, hãy thực hiện liệu pháp lạnh trong tối đa 20 phút. Liên tục kiểm tra, đảm bảo vẫn có cảm giác ở vùng bị ảnh hưởng. Một số liệu pháp lạnh dưới đây phù hợp cho người bệnh viêm khớp.

Chườm đá: Đắp một túi thực phẩm đông lạnh hoặc một túi đá lên vùng bị ảnh hưởng. Bạn cũng có thể đông lạnh một chiếc khăn ướt hoặc miếng bọt biển để sử dụng. Quấn khăn quanh túi chườm giúp bảo vệ da. Chườm tối đa 20 phút, ngừng chườm nếu da bắt đầu tê.

Massage bằng đá: Dùng một viên đá để massage vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể làm một khối đá lớn bằng cách đông lạnh nước trong cốc giấy. Chuẩn bị sẵn khăn để thấm bớt nước từ đá tan ra.

Tắm nước đá toàn phần hoặc một phần có tác dụng giảm viêm và đau cơ. Ngâm mình trong nước đá tối đa 15 phút.

Tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen có thể giảm đau cho người bị viêm khớp mạn tính.

Liệu pháp nóng

Liệu pháp nóng làm giãn các mạch máu, giúp cơ thể cung cấp nhiều máu, oxy và chất dinh dưỡng hơn đến vùng bị ảnh hưởng, từ đó giảm viêm, cứng và đau khớp. Liệu pháp này cũng có thể cải thiện khả năng vận động, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái.

Người bị sưng, đỏ hoặc viêm da sau khi trị liệu nhiệt nên tạm dừng đến khi các triệu chứng giảm. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng liệu pháp nóng nếu mắc bệnh tim hoặc huyết áp cao. Không sử dụng liệu pháp nóng nếu bị bệnh tiểu đường, viêm da, bệnh về mạch máu huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh đa xơ cứng.

Tắm và ngâm mình trong bồn nước nóng có thể cải thiện tình trạng sưng, đau khớp. Ảnh: Thanh Vân

Tắm và ngâm mình trong bồn nước nóng có thể cải thiện tình trạng sưng, đau khớp. Ảnh: Thanh Vân

Các liệu pháp nóng có ích cho người bệnh viêm khớp như:

Tắm nước nóng có thể giảm tình trạng cứng khớp, cải thiện khả năng vận động và tăng tính linh hoạt cho các cơ, khớp. Đảm bảo nước không quá nóng, nhất là với người có vấn đề tim mạch.

Chườm ấm: Đắp túi nước nóng, miếng đệm sưởi điện vào vùng bị đau trong tối đa 20 phút. Để điều trị toàn thân, có thể sử dụng chăn điện. Liệu pháp này không phù hợp với người bệnh tiểu đường, suy giảm cảm giác hoặc từng đột quỵ.

Bơi hoặc tập thể dục trong nước ấm tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt, đồng thời giảm áp lực lên các khớp, giảm khó chịu và tình trạng cứng khớp. Cố gắng ngâm mình ít nhất 20 phút trong nước ấm.

Tắm nước ấm có tác dụng thư giãn và giải tỏa căng thẳng hoặc đau nhức. Để tăng lợi ích, hãy thêm các thành phần như baking soda, muối tắm hoặc tinh dầu vào nước. Tắm tối đa hai giờ.

Xông hơi khô hoặc ướt đều có thể cải thiện lưu thông máu và giảm cứng khớp. Nên xông hơi tối đa 15 phút. Thai phụ nên trao đổi với bác sĩ trước khi xông hơi.

Người bệnh có thể kết hợp liệu pháp nóng và lạnh dựa trên các triệu chứng, tính thuận tiện và hiệu quả. Cố gắng thực hiện các liệu pháp nhiệt hoặc lạnh vài lần mỗi ngày. Có thể xen kẽ giữa liệu pháp nóng và lạnh suốt cả ngày, các lượt cách nhau khoảng 20 phút. Luôn bắt đầu và kết thúc bằng liệu pháp lạnh.

Anh Ngọc (Theo Healthline)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Tắm khoáng nóng giúp chữa lành các vấn đề về da, làm giảm căng thẳng và tăng cường lưu thông máu, thậm chí là "liều thuốc" giảm đau, điều hòa huyết áp.
1 tháng trước - Trong lá bàng có rất nhiều hoạt chất có các tác dụng dược lý khác nhau, nếu sử dụng một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
1 tháng trước - Với nguồn protein hoàn chỉnh, omega 3, vitamin và các khoáng chất quý, mực là món ngon có tác dụng tốt cho sức khỏe và chữa nhiều bệnh. Nhưng nhiều người đại kỵ với mực, cần biết cách ăn kẻo mang bệnh vào người.
1 tuần trước - Điều chỉnh vận động, vật lý trị liệu, phẫu thuật, bổ sung tinh chất chuyên biệt giúp kiểm soát, điều trị và giảm triệu chứng do gai cột sống.
1 tháng trước - Nên ngâm chân vào buổi tối, theo dõi nhiệt độ nước, chọn thuốc ngâm phù hợp; người sợ nước, có vết thương hở hoặc ăn quá đói hay quá no không nên ngâm chân.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trong dân gian sử dụng hoa đu đủ đực như một loại thức uống, món ăn hàng ngày.
3 giờ trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
3 giờ trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
9 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
9 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!