ttth247.com

Các biện pháp cải thiện bệnh gai cột sống

Điều chỉnh vận động, vật lý trị liệu, phẫu thuật, bổ sung tinh chất chuyên biệt giúp kiểm soát, điều trị và giảm triệu chứng do gai cột sống.

Gai cột sống là tình trạng phát triển các phần xương thừa ở đốt sống. Đây là dấu hiệu thoái hóa của xương khớp, thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc bị thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống. Triệu chứng phổ biến của gai cột sống là đau lưng, khó vận động. Nếu gai cột sống chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể cảm thấy tê liệt hoặc yếu cơ, đau lan xuống mông, chân.

Bác sĩ Hoàng Quyết Tiến, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thay đổi lối sống kết hợp với các phương pháp điều trị phù hợp giúp kiểm soát tình trạng gai cột sống, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Điều chỉnh lối sống và thói quen vận động, duy trì tư thế đúng, tránh mang vác nặng hoặc các động tác mạnh giúp giảm áp lực lên cột sống. Bởi thói quen sinh hoạt ngồi, đứng hoặc đi lại sai tư thế gây áp lực lên cột sống, làm bệnh nặng hơn.

Thuốc giảm đau và kháng viêm có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng đau do gai cột sống gây ra. Các loại thuốc thường gặp là paracetamol, ibuprofen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh lạm dụng, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Vật lý trị liệu là phương pháp quan trọng giúp điều trị gai cột sống, cải thiện linh hoạt cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm áp lực lên khớp. Liệu pháp nóng hoặc lạnh có tác dụng giảm viêm và đau. Các phương pháp thay thế như châm cứu cũng hỗ trợ giảm đau và kích thích cơ thể tự chữa lành.

Chuyên viên y học thể thao Bùi Đức Huy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, hướng dẫn người bệnh tập vật lý trị liệu cải thiện chức năng cột sống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Chuyên viên y học thể thao Bùi Đức Huy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, hướng dẫn người bệnh tập vật lý trị liệu cải thiện chức năng cột sống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng khi các biện pháp điều trị thông thường không còn hiệu quả. Trong trường hợp gai cột sống chèn ép nghiêm trọng lên dây thần kinh hoặc tủy sống, gây đau kéo dài và giảm chức năng vận động, bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật để loại bỏ phần xương thừa. Phẫu thuật cột sống cần có các máy móc y tế hiện đại và các kỹ thuật mổ tiên tiến như mổ nội soi, ít xâm lấn.

Dinh dưỡng phù hợp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, rau xanh, hạt; vitamin D từ cá béo và trứng; omega-3 trong cá hồi, hạt lanh; collagen, glucosamine từ nước hầm xương giúp xương khớp chắc khỏe. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây và rau củ cũng giảm viêm, bảo vệ xương khớp.

"Phòng ngừa gai cột sống luôn quan trọng hơn là chữa trị", bác sĩ Tiến nói, khuyến cáo mọi người duy trì lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung đủ canxi và vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe hơn, điều chỉnh cân nặng hợp lý, tránh các hoạt động gây tổn thương cột sống để giảm nguy cơ mắc bệnh. Người bị gai cột sống nên tránh vận động quá sức hay khuân vác vật nặng, tập thể dục thể thao đều đặn. Người bệnh nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để điều trị phù hợp.

Bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên đặc hiệu như Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng), Turmeric Root (tinh chất nghệ), Chondroitin Sulfate, góp phần điều hòa miễn dịch, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Nhờ đó, người bệnh có thể giảm tình trạng gai cột sống và thoái hóa khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

Đình Diệu

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Tùy mức độ nghiêm trọng của tình trạng xẹp đĩa đệm và thể trạng mà người bệnh có thể điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
12 giờ trước - Đau lưng, mỏi cổ, kém linh hoạt có thể là dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống, người bệnh có nguy cơ tàn phế nếu không điều trị kịp thời.
1 tháng trước - Theo thống kê, trung bình cứ 2 người trưởng thành thì có 1 người bị đau lưng, đau mỏi vai gáy. Đau nhức kéo dài tiềm ẩn nguy cơ các bệnh lý nguy hiểm như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… Mới đây, trên chương trình sức khỏe của đài...
1 tháng trước - Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên xương khớp, thúc đẩy tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp diễn tiến nhanh, khó điều trị.
3 tuần trước - Sau ca ghép thận đầu tiên vào tháng 5, vừa có thêm 2 bệnh nhân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ghép thận thành công tại Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ. Bệnh nhân đều còn rất trẻ, đều phát hiện suy thận mạn với triệu chứng tương tự...
Xem tin bài khác
24 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
24 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
24 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.