ttth247.com

Các phương pháp điều trị xẹp đĩa đệm

Tùy mức độ nghiêm trọng của tình trạng xẹp đĩa đệm và thể trạng mà người bệnh có thể điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Xẹp đĩa đệm là tình trạng những đĩa đệm bị mất nước, dần mỏng hơn và mất khả năng đàn hồi. Ở giai đoạn đầu, bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau nhẹ vùng cột sống bị ảnh hưởng. Theo thời gian, khi cột sống bị xẹp ngày càng nhiều, mức độ đau tăng lên, nhất là khi thay đổi tư thế hoặc di chuyển mạnh.

Bệnh làm cho cấu trúc của đĩa đệm bị phá hủy, khiến cho không gian giữa các đốt sống thu hẹp lại, các đốt sống ma sát vào nhau khi vận động, có thể dẫn đến biến dạng cột sống. Khi không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hoặc hẹp ống sống. Người bệnh xuất hiện các cơn đau dai dẳng, yếu tay chân, có nguy cơ liệt tứ chi.

Đau lưng là dấu hiệu thường gặp của xẹp đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ảnh: Ngọc Phạm

Đau lưng là dấu hiệu thường gặp của xẹp đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ảnh: Ngọc Phạm

BS.CKI Trần Xuân Anh, Trưởng khoa Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tùy theo giai đoạn bệnh, độ tuổi và thể trạng của mỗi người, có các phương pháp điều trị khác nhau, phổ biến là dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

Dùng thuốc gồm nhóm thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), nhóm thuốc hỗ trợ xương khớp, nhóm thuốc giãn cơ, nhóm thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn và lưu thông máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc corticosteroid ngoài màng cứng để kháng viêm, tiêu sưng và hỗ trợ giảm đau.

Vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp quanh cột sống, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng sụn khớp và đĩa đệm. Phương pháp này cho hiệu quả tốt khi tình trạng xẹp lún chưa tiến triển nghiêm trọng, vẫn còn cơ hội phục hồi. Với các trường hợp xẹp đĩa đệm nặng, vật lý trị liệu được chỉ định kết hợp với các biện pháp giảm đau bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Sự kết hợp này giúp giảm đau tốt hơn, đẩy nhanh tiến trình phục hồi sau mổ.

Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp tiến triển nặng, người bệnh đã điều trị thuốc, vật lý trị liệu và những phương pháp nội khoa khác nhưng không hiệu quả. Phẫu thuật có thể giúp cải thiện sức khỏe, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh nhưng cũng tiềm ẩn một số biến chứng nhất định. Do đó, phương pháp này thường là lựa chọn điều trị cuối cùng.

Bác sĩ Xuân Anh (thứ hai từ phải sang) phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Xuân Anh (thứ hai từ phải sang) phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Thói quen sống khoa học có thể giúp phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng nếu người bệnh đã bị xẹp đĩa đệm. Trong sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ Xuân Anh khuyên nên thực hiện những điều sau đây:

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin, uống đủ nước.

Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...

Sinh hoạt đúng tư thế, hạn chế những cử động mạnh và đột ngột trong tư thế gập người như nâng vác vật nặng quá sức. Người làm những công việc đòi hỏi phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, tài xế... nên cố gắng đứng lên, di chuyển sau mỗi 30 phút. Điều này giúp giảm tải áp lực lên cột sống.

Vận động thường xuyên với cường độ phù hợp giúp tăng tính dẻo dai cho cơ bắp, đặc biệt là cơ vùng cột sống. Tập thể dục thường xuyên còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng, tránh tạo áp lực lớn lên cột sống.

Khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu cảnh báo xẹp đĩa đệm tiến triển nặng. Nhờ đó, bác sĩ có thể sớm phát hiện các bất thường, có phương pháp điều trị phù hợp, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí điều trị.

Phi Hồng

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hà Nội- Cuộc sống chật vật với đồng lương ít ỏi, Khoa, 34 tuổi, chấp nhận sống một mình, không dám kết hôn vì sợ gánh thêm áp lực.
1 tháng trước - Tình trạng người bệnh xếp hàng từ đêm, bốc số thứ tự đợi đến lượt thăm khám bệnh không còn xa lạ gì tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt là các bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y...
1 tháng trước - Đồng cảm với tình cảnh người dân đi bốc số từ nửa đêm để chờ khám bệnh, nhiều bạn đọc cho biết đã từng nếm trải và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
1 tuần trước - Bệnh thận IgA làm tổn thương cầu thận mạn tính, không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành suy thận mạn.
1 tháng trước - TP HCM- Ông Cường, 78 tuổi, sau khi được bác sĩ tán sạch sỏi thận đã hết đau tức hông lưng, không còn suy thận cấp.
Xem tin bài khác
9 phút trước - Nghệ An- Sau khi ăn viên kẹo dẻo tại nhà, bé gái hai tuổi ở xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu bị ngạt thở, tử vong trên đường chuyển viện, chiều 19/9.
9 phút trước - TP HCM- Văn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.
9 phút trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 34 tuổi đột ngột đau ngực trái, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy kịch, nguyên nhân có thể là nghiện thuốc lá.
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
5 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.