ttth247.com

Lo ngại trẻ bị tai biến khi tiêm quá 2 mũi vắc xin ngừa sởi

Ngày 29/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cùng đoàn công tác của Bộ đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn TPHCM. Trước ý kiến về việc tiêm vắc xin đại trà cho cộng đồng để phòng dịch Bộ Y tế khẳng định nhà sản xuất và Tổ chức Y tế Thế giới chưa có chỉ định tiêm mũi thứ 3 vắc xin sởi.

Tại buổi làm việc, TS.BS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay trên cả nước ghi nhận 2.421 trường hợp nghi mắc sởi trong đó có 2.143 trường hợp chưa tiêm chủng. Qua xét nghiệm xác định 954 trường hợp dương tính với sởi. Ngoài nhóm trẻ mắc sởi phổ biến nhất là từ 1 đến 5 tuổi, thống kê cho thấy có đến 30% trẻ mắc sởi trước 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm chủng).

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Nhi đồng 1

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, ngành y tế thành phố đã tiến hành khảo sát miễn dịch cộng đồng đối với bệnh sởi. Kết quả cho thấy từ năm 2022 đến năm 2024 mẫu huyết thanh được lấy ở trẻ để kiểm tra kháng thể với bệnh sởi luôn thấp hơn 95%. Cụ thể, các mẫu huyết thanh được lấy ở Bệnh viện Nhi đồng 1, kháng thể bệnh sởi ở trẻ chỉ đạt 71,4%. Tỷ lệ dương tính với kháng thể có xu hướng thấp hơn ở nhóm từ 5 đến 15 tuổi.

“Đây có thể là do sự suy giảm nồng độ kháng thể theo thời gian hoặc chưa được tiêm đủ vắc xin. Điều này giải thích sự gia tăng của số ca bệnh sởi thời gian qua trên địa bàn TPHCM cũng như sự xuất hiện của các ca bệnh lớn tuổi” – PGS Tăng Chí Thượng nói.

Hiện nay, tiêm vắc xin là phương án tối ưu đang được ngành y tế triển khai với mục tiêu sớm đẩy lùi sự lây lan của dịch sởi. Các nghiên cứu cho thấy chỉ sau 3 ngày tiêm vắc xin cơ thể đã có miễn dịch, ngày thứ 7 miễn dịch sẽ đủ bảo vệ, ngày 42 đến ngày 56 sẽ đạt kháng thể cao nhất. Tuy nhiên, việc tiêm quá liều vắc xin (quá 2 mũi) theo khuyến cáo của nhà sản xuất đang là vấn đề nhiều chuyên gia y tế lo ngại về nguy cơ tai biến cho trẻ.

TS.BS Hoàng Minh Đức cho biết, trong công bố dịch của TPHCM có nội dung sẽ tổ chức tiêm đại trà, không cần để ý tiền sử tiêm chủng ở trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia của hội đồng tiêm chủng Bộ Y tế và đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp lại và xem xét các vấn đề liên quan đến tiêm vắc xin sởi. Đến nay, từ nhà sản xuất đến các chuyên gia và WHO đều khuyến cáo chỉ tiêm 2 mũi vắc xin. Theo ông Đức, chưa có nghiên cứu nào về việc tiêm mũi 3 hoặc mũi 4. Bộ Y tế cũng có thông tư hướng dẫn vắc xin sởi chỉ tiêm 2 mũi.

Một trường hợp trẻ mới 4 tháng tuổi đã bị mắc sởi khi chưa đến độ tuổi tiêm phòng sởi

Một trường hợp trẻ mới 4 tháng tuổi đã bị mắc sởi khi chưa đến độ tuổi tiêm phòng sởi

Từ thực tế trên, các chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng khi tiêm chiến dịch cần cân nhắc rà soát đối tượng, không phải tiêm đại trà cho tất cả các trường hợp. “Trong tình huống khi tiêm đại trà có những trẻ tiêm đến mũi thứ 3 hoặc thứ 4 nếu có vấn đề gì thì quy định của pháp luật không có, nghiên cứu khoa học không thấy, nhà sản xuất cũng không chỉ định, cấp phép cũng không có thì rủi ro thuộc về nhân viên y tế. Các cháu khi đi tiêm bà mẹ hoặc gia đình cần phải rà soát lịch sử tiêm chủng của con em mình. Nhân viên y tế sẽ đề nghị phụ huynh ký vào giấy xác nhận về lịch sử tiêm chủng của trẻ để tránh rủi ro có thể xảy ra” – TS Minh Đức nói.

Theo ý kiến của Thầy thuốc Nhân dân Bạch Văn Cam, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng 1, các vắc xin tiêm chủng đều có nguy cơ tai biến. Để đạt được miễn dịch cộng đồng cần bao phủ trên 95% đối tượng tiêm chủng. Tiêm vắc xin sởi đại trà cho trẻ là cần thiết, tuy nhiên khuyến cáo y văn chỉ tiêm 2 mũi thì cần phải tuân thủ. Do đó, khi khai thác lịch sử tiêm chủng nếu trẻ đã đủ 2 mũi ngừa sởi thì không cần tiêm thêm. Nếu trẻ mới tiêm 1 mũi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng thì tiến hành tiêm ngừa.

Liên quan đến chiến dịch tiêm vắc xin ngừa sởi, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị việc tiêm chủng cần thực hiện đúng quy định. Bệnh nhân chỉ cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa sởi, không cần tiêm thêm. Trước thực tế nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi, Thứ trưởng chỉ đạo các đơn vị liên quan cần phối hợp với nhà sản xuất để nghiên cứu phương án cho ra đời loại vắc xin sởi tiêm cho trẻ dưới 9 tháng.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
22 giờ trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
1 tháng trước - Trẻ 3-14 tuổi có thể bị chứng tiểu rắt, khiến tần suất đi tiểu lên tới vài lần mỗi giờ không rõ nguyên nhân, nhưng thường tự khỏi không cần điều trị.
1 tháng trước - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp khẩn và cho biết sẽ cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc đậu mùa khỉ đang lan rộng ở Trung Phi. 
1 tuần trước - Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sởi nặng có bệnh nền và trẻ chưa được tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa không đầy đủ.
1 tháng trước - 5 ngày sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ, ngày 19.8, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về các biện pháp ứng phó ca bệnh xâm nhập.
Xem tin bài khác
48 phút trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
48 phút trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
6 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
6 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
6 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.