ttth247.com

WHO họp khẩn về đậu mùa khỉ, cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp khẩn và cho biết sẽ cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc đậu mùa khỉ đang lan rộng ở Trung Phi. 

Ngày 7-8 Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus triệu tập một cuộc họp khẩn với các chuyên gia y tế quốc tế, trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về việc virus đậu mùa khỉ đã lan rộng ra bên ngoài Cộng hòa Dân chủ Congo, theo tờ UN News.

Ông Tedros cho biết ủy ban khẩn cấp của WHO sẽ họp “càng sớm càng tốt” để quyết định rằng “liệu ​​đợt bùng phát này có phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm hay không”.

Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm (PHEIC) là mức báo động cao nhất mà WHO có thể đưa ra và cho phép ông Tedros kích hoạt các phản ứng khẩn cấp theo Quy định Y tế Quốc tế.

Theo tờ UN News, ông Tedros cho biết Cộng hòa Dân chủ Congo đã trải qua đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ nghiêm trọng kể từ đầu năm. Hơn 14.000 trường hợp mắc bệnh và 511 trường hợp tử vong đã được báo cáo, số ca trong sáu tháng đầu năm nay bằng với tổng số ca của cả năm 2023.

Y tá trong phòng thí nghiệm đang lấy mẫu từ một trẻ bị nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ tại trung tâm điều trị ở Munigi, tỉnh Bắc Kivu (Cộng hòa Dân chủ Congo) ngày 19-7. Ảnh: REUTERS

Y tá trong phòng thí nghiệm đang lấy mẫu từ một trẻ bị nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ tại trung tâm điều trị ở Munigi, tỉnh Bắc Kivu (Cộng hòa Dân chủ Congo) ngày 19-7. Ảnh: REUTERS

“Trong tháng qua, khoảng 50 trường hợp được xác nhận và thêm nhiều trường hợp bị nghi ngờ cũng đã được báo cáo ở 4 quốc gia lân cận Cộng hòa Dân chủ Congo chưa có báo cáo phát hiện bệnh trước đó, gồm Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda” - ông Tedros cho biết thêm.

Ông Tedros giải thích rằng sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ lần này là do biến chủng mới của virus Clades gây bệnh có tên là Clades 1b, xuất phát từ biến chủng Clades 1, có khả năng gây ra bệnh nặng hơn biến chủng Clades 2, theo tờ UN News. Trước đó, biến chủng Clades 1 đã tồn tại ở Trung Phi trong nhiều năm, trong khi chủng Clades 2 là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát toàn cầu bắt đầu vào năm 2022.

Hiện tại có hai loại vaccine đậu mùa khỉ đã được các cơ quan quản lý quốc gia thuộc WHO phê duyệt và nhóm chuyên gia về tiêm chủng SAGE của WHO cũng đã khuyến nghị, theo tờ UN News.

Bệnh đậu mùa khỉ (mpox) là một bệnh do virus đặc hữu xuất hiện tại Trung và Tây Phi. Nó có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý với người, động vật hoặc vật dụng bị nhiễm virus. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể và sưng hạch bạch huyết, sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - WHO dự kiến triệu tập các chuyên gia để bàn về khả năng ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ.
2 tuần trước - Chi phí quá cao, thủ tục hành chính rườm rà khiến nhiều quốc gia châu Phi không thể tiếp cận vaccine đậu mùa khỉ.
1 tháng trước - Nhánh Ib của vi rút đậu mùa khỉ được nhận định là chủng mới xuất hiện, lây truyền giữa người với người, liên quan đến quan hệ tình dục.
1 tháng trước - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa quyết định triệu tập một cuộc họp khẩn để thảo luận về dịch đậu mùa khỉ đang lây lan mạnh.
1 tháng trước - Ngày 15/8, WHO tuyên bố đợt dịch đậu mùa khỉ ở các nước châu Phi hiện nay là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (PHEIC).
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
5 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
5 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
5 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
5 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.