ttth247.com

Loại virus gây tử vong cao bùng phát tại Rwanda

Bộ Y tế Rwanda ghi nhận 8 người tử vong vì virus Marburg tại Kigali, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định nguy cơ lây nhiễm cao trên toàn châu Phi.

Virus Marburg, cùng họ với virus Ebola, lần đầu tiên xuất hiện tại Rwanda, gây ra 8 ca tử vong trong số 26 ca nhiễm được ghi nhận, Bộ Y tế Rwanda nói hôm 3/10. Đa số trường hợp tử vong là nhân viên y tế, chủ yếu tại thủ đô Kigali.

Hôm 30/9, WHO đánh giá nguy cơ bùng phát dịch bệnh này là rất cao ở cấp quốc gia, cao ở cấp khu vực và thấp ở toàn cầu.

Virus Marburg lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể người nhiễm bệnh và bề mặt nhiễm khuẩn. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ. Sau ba ngày, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, nhiều bệnh nhân xuất hiện xuất huyết, ở các vị trí khác nhau. Tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 50%, dao động từ 23% đến 90% tùy theo chủng virus và điều kiện điều trị.

Hiện chưa có vaccine hay thuốc kháng virus đặc trị cho virus Marburg. Các triệu chứng tương tự Ebola như sốt, mệt mỏi, tiêu chảy và nôn mửa. Năm 2023, Tanzania và Guinea Xích đạo ghi nhận khoảng 40 ca tử vong do Marburg. Ghana cũng có ca nhiễm vào năm 2022 với hai người trong cùng gia đình tử vong.

Virus Marburg dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh:  The University of Texas Medical Branch at Galveston

Virus Marburg dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: The University of Texas Medical Branch at Galveston

Bệnh do virus Marburg, trước đây gọi là sốt xuất huyết Marburg, là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, thường gây tử vong ở người. Virus được đặt tên theo thành phố Marburg, Đức, nơi ghi nhận những ca bệnh đầu tiên vào năm 1967. Theo WHO, virus lây từ dơi ăn quả sang người, sau đó lây lan giữa người với người qua tiếp xúc với dịch cơ thể, bề mặt và vật liệu nhiễm khuẩn.

Trong các trường hợp tử vong, bệnh nhân thường qua đời sau khoảng 8 đến 9 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng ban đầu. Người bệnh có thể nôn ra máu, xuất huyết ở phân, mũi, nướu và âm đạo.

Các đợt bùng phát ban đầu liên quan đến công việc thí nghiệm trên khỉ xanh châu Phi. Kể từ đó, thế giới ghi nhận hơn 10 đợt bùng phát lớn, chủ yếu ở miền nam và miền đông châu Phi, với các trường hợp được báo cáo ở Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích đạo, Kenya, Nam Phi, Tanzania, Uganda và gần đây nhất là Rwanda.

Mặc dù chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, nhiều liệu pháp và vaccine đang được phát triển để đối phó với căn bệnh này. WHO xếp virus Marburg vào nhóm mầm bệnh có nguy cơ gây đại dịch tiếp theo, nên việc phát triển vaccine là ưu tiên hàng đầu. Mùa hè năm nay, các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã khởi động thử nghiệm vaccine Marburg đầu tiên trên người.

Thục Linh (Theo STAT, NY Post)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
6 ngày trước - Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%).
1 tuần trước - Sở Y tế TP HCM nhận định bệnh Marburg - sốt xuất huyết lây từ dơi, có thể xâm nhập thành phố khi Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận 58 ca ở Rwanda trong đó 13 ca tử vong.
1 tuần trước - Các chủng cúm độc lực cao như A/H5N1, A/H7N9, A/H1N1 nguồn gốc từ chim, lợn, gia cầm, có thể gây bệnh nặng trên người, cần theo dõi, phòng ngừa chặt chẽ.
2 tuần trước - Vi khuẩn, nấm và virus là tác nhân gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng từ nhẹ đến nghiêm trọng hoặc mạn tính ở dương vật.
1 tháng trước - Số người chưa tiêm vaccine ngừa sởi cộng dồn sau 4-5 năm lên đến hàng triệu khiến miễn dịch cộng đồng xuống thấp, tạo điều kiện để bệnh lan rộng thành dịch.
Xem tin bài khác
53 phút trước - Vụ việc phát hiện một cơ sở dùng hóa chất 'trồng' hàng tấn giá đỗ mới đây, cùng với nhiều trường hợp thực phẩm bẩn bị thu giữ, lại nhắc đến câu chuyện an toàn thực phẩm, từ nhà ra ngoài phố.
1 giờ trước - Đà Nẵng- Phạm Lê Hoàng Vương, 8 tuổi, nói "biết ơn" sau ca ghép tủy thành công điều trị tan máu bẩm sinh, từ nay hàng tháng không còn phải đến viện truyền máu.
1 giờ trước - Mụn thịt dư (u mềm treo) là tình trạng nhiều người trưởng thành mắc phải, nhất là từ 40 tuổi trở đi. Tuy lành tính nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh cần được thăm khám kịp thời trước khi có tác động xấu tới sức khỏe.
4 giờ trước - Người đàn ông 38 tuổi nhập viện khẩn cấp do đau bụng dữ dội sau khi ăn lượng lớn quả ngoã kết hợp với mật ong trong thời gian dài, đặc biệt khi đói.
5 giờ trước - Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, cần tránh thức khuya hay làm việc quá sức, giữ không gian ngủ thoáng và yên tĩnh, tập luyện nhẹ nhàng, hạn chế tiếp xúc màn hình điện tử và thiết lập thói quen ngủ đều đặn.