ttth247.com

Lũ trên sông xuống, Hà Nội vẫn trong vùng cảnh báo ngập lụt

Rút cảnh báo lũ một số đoạn trên sông Hồng

Trong bản tin phát lúc 9 giờ sáng nay, 12.9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lũ trên sông Hồng đang biến đổi chậm, trong khoảng 12 giờ tới lũ xuống nhưng ở trên mức báo động 2.

Trong 12 - 24 giờ tới, dự báo lũ sẽ tiếp tục xuống chậm dưới mức BĐ2 và ở trên BĐ1.

Lũ trên sông xuống, Hà Nội vẫn trong vùng cảnh báo ngập lụt- Ảnh 1.

Nước sông Hồng tại thị xã Sơn Tây sáng 12.9

Cũng trong sáng nay, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Hà Nội đã lệnh rút báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh. Mực nước sông Hồng tại Hà Nội (Sơn Tây) hồi 7 giờ sáng là 13,23 m, thấp hơn mức báo động 2 là 0,17 m (mức báo động 2 là 13,40 m).

Lũ trên sông xuống, Hà Nội vẫn trong vùng cảnh báo ngập lụt- Ảnh 2.

Mực nước trên sông Nhuệ tại khu vực cầu Trắng (Q.Hà Đông) sáng 12.9 đã rút bớt so với hôm 11.9

ẢNH: NGUYỄN TRƯỜNG

Trước đó, tối 11.9, nước trên sông Đà, đoạn huyện Ba Vì cũng xuống. Vì thế, lúc 19 giờ, Ban Chỉ huy PCTT và TKCNTP.Hà Nội đã lệnh rút báo động lũ cấp 1 tại huyện này.

Hà Nội vẫn trong cảnh báo ngập lụt

Dù lũ trên các sông đang xuống, nhưng tình trạng ngập lụt tại một số địa bàn thuộc TP.Hà Nội vẫn chưa giảm. Hà Nội vẫn nằm trong số các địa phương được cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo ngập lụt trong 24 giờ tới.

Điều này cũng được ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV Khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ đề cập đến trong buổi trao đổi với báo chí hôm qua. Theo ông Hòa, tình trạng ngập úng kéo dài có thể là nguy cơ lớn nhất hiện nay. Nguyên nhân là do hiện nước ở các sông chính rất cao, việc thoát nước ra ngoài bị ảnh hưởng.

Ngoài "rốn lũ" Chương Mỹ, hiện 2 huyện Thường Tín và Sóc Sơn cũng có nhiều nơi ngập sâu. Chính quyền địa phương đãphối hợp cùng nhiều lực lượng di tản người dân tới nơi tránh trú an toàn.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập sâu

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Tại H.Thường Tín, 35 xe bán tải và 2 xuồng máy đã được huy động để vận chuyển người dân các xã: Ninh Sở, Hồng Tiến, Tự Nhiên cùng với tài sản thiết yếu ra khỏi vùng không an toàn.

Cùng bị ngập nặng ở khu vực H.Thường Tín còn có tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua địa bàn huyện này. Làn số 3 và làn khẩn cấp bị ngập sâu tới 0,7 - 0,8 m. Cảnh sát giao thông tiếp tục phân luồng, hạn chế các phương tiện gầm thấp đi vào cao tốc để tránh tình trạng xe chết máy và ùn tắc giao thông.

Theo ông Vũ Ngọc Oánh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, cho biết hôm qua đã có một số xe khách 16 chỗ bị chết máy khi đi qua đoạn đường ngập. Để giảm ngập cho đoạn tuyến này, Khu Quản lý đường bộ I đã đề nghị huyện Thường Tín cho trạm bơm hoạt động hết công suất, tăng cường các biện pháp tiêu thoát nước và khơi thông hệ thống thủy lợi thuộc xã Văn Bình và xã Liên Phương.

Lũ trên sông xuống, Hà Nội vẫn trong vùng cảnh báo ngập lụt- Ảnh 5.
Lũ trên sông xuống, Hà Nội vẫn trong vùng cảnh báo ngập lụt- Ảnh 6.
Lũ trên sông xuống, Hà Nội vẫn trong vùng cảnh báo ngập lụt- Ảnh 7.

H.Đan Phượng vẫn ngập sâu trong nước

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Tại H.Sóc Sơn, 5 xuồng máy cũng được huy động để cứu hộ người dân dọc các tuyến đê xã Việt Long và Bắc Sơn. Trong chiều tối 11.9, đội hình thanh niên tình nguyện và lực lượng chức năng trên địa bàn huyện đã di dời 400 hộ với 2.000 nhân khẩu tới địa điểm tập trung an toàn.

Đến tối qua, xã Tân Hưng của huyện Sóc Sơn đã di dời toàn bộ người dân trong vùng ngập về nơi tránh lũ để đảm bảo an toàn, tuy nhiên thôn Tân Lạc, xã Trung Giã chưa thể di dời hết do đang bị cô lập bởi nước lũ. Hiện đồ cứu trợ mới chỉ đến tay được các hộ phía ngoài, nhiều hộ bị ngập sâu bên trong chưa thể nhận do ngập quá sâu và nước chảy xiết.

Tại H.Đông Anh, khoảng 2 giờ 30 ngày 12.9, nước trên sông Cà Lồ đã tràn qua đê bao trên địa bàn thôn Kim Tiên (xã Xuân Nộn), nhấn chìm nhiều nóc nhà. Trước đó, để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản người dân, H.Đông Anh đã di chuyển 1.800 nhân khẩu thôn Kim Tiên nằm ngoài đê sông Cà Lồ đến nơi an toàn.

Lũ trên sông xuống, Hà Nội vẫn trong vùng cảnh báo ngập lụt- Ảnh 8.

Nước tràn bờ đê xã Xuân Nộn

ẢNH: MXH

Một lãnh đạo H.Đông Anh bác tin đê sông Cà Lồ bị vỡ và cho biết đang đề nghị cơ quan công an vào cuộc xác minh, xử lý người tung tin thất thiệt này.

Tình trạng ngập lụt vẫn diễn ra ở khu vực ven sông Hồng, thuộc địa bàn các quận: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên. Để đảm bảo an toàn, Hà Nội đã quyết định đóng một số cửa khẩu qua đê sông Hồng ở địa bàn phường Cự Khối từ ngày 11.9.

Lũ trên sông xuống, Hà Nội vẫn trong vùng cảnh báo ngập lụt- Ảnh 9.

Hơn 11 giờ trưa 12.9, nước lũ ở ngõ 873 đường Hồng Hà (phường Chương Dương, Q.Hoàn Kiếm) vẫn còn ngập khoảng 1 m

ẢNH: QUANG PHONG

Nhằm tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 mưa lũ sau bão, tối qua, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về việc này. Theo đó, ông Thanh yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã với tinh thần khẩn trương nhất, tiếp tục tập trung công tác tìm kiếm, cứu nạn (trong đó lưu ý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn); cứu chữa miễn phí cho người bị thương; tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời thân nhân và hỗ trợ, lo hậu sự chu đáo cho người thiệt mạng.

Đồng thời tổ chức cứu trợ, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực bị cô lập; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà ở. Tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở.

Công điện cũng yêu cầu tập trung chỉ đạo kiểm tra, rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại đối với sản xuất, tài sản của người dân, doanh nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng của Nhà nước trên địa bàn, khẩn trương báo cáo gửi về Sở NN-PTNT trước 10 giờ ngày 12.9 để tổng hợp, tham mưu UBND thành phố báo cáo Thủ tướng trong ngày 12.9.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở NN-PTNT tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác phòng, chống lũ, hộ đê theo cấp báo động để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, trong đó, phải bảo đảm an toàn cho các tuyến đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt; kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Lệnh đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vừa được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đưa ra khi mực nước thượng lưu hồ Tuyên Quang ở cao trình 117,25 m, lưu lượng đến hồ 2.031m3/giây, lưu lượng xả 2.459 m3/giây.
6 ngày trước - Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đã đạt đỉnh, dự báo sẽ xuống chậm dưới mức báo động 2, trên báo động 1.
1 tuần trước - Đến trưa 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
1 tuần trước - Đến 6h sáng 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 63 người chết, 40 người mất tích, 752 người bị thương, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
1 tuần trước - Đến trưa 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Sau khi lập biên bản các trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ gửi thông báo về địa phương xác minh; gửi về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
4 giờ trước - Quảng Ninh- Hai tuần sau khi bão Yagi hoành hành gây thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng, Quảng Ninh và Hải Phòng đang huy động nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế.
4 giờ trước - Sân vận động Thống Nhất sẽ được sửa chữa các hạng mục tại khán đài, sân cỏ, đường chạy, xây ba khán đài mới với quy mô 3 tầng, kinh phí dự tính hơn 149 tỷ đồng.
4 giờ trước - Địa phương lên kế hoạch dùng 4.200 tỷ đồng ngân sách địa phương để làm ba dự án môi trường và giao thông, nhằm thay thế cho nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới.
4 giờ trước - Nhà ga metro sẽ được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7 ha tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, TP HCM.