ttth247.com

Luật Điện lực sửa đổi căn bản những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế

Luật Điện lực được ban hành năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2012, 2018, 2022 và năm 2023. Tuy đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung và mỗi lần đã giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, song hiện nay nhiều quy định của Luật Điện lực hiện hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không giải quyết được các vấn đề mới, quan trọng phát sinh trong thực tiễn.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 6 chính sách lớn, bao gồm quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực;

Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Luật Điện lực sửa đổi căn bản những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội Khóa XV, kỳ họp thứ 8 về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh: Quochoi.vn

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương với 130 điều, bám sát vào 6 chính sách nêu trên và không bổ sung chính sách mới. Trong đó, kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện.

Bỏ 4 điều (tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực; thanh tra điện lực), gộp 4 điều vào các điều khác (về nội dung chính sách phát triển, đầu tư, tiết kiệm điện và giá điện).

Đồng thời, bổ sung 68 điều về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi), năng lượng mới (như hydrogen). Cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần…

Bộ Công Thương cho biết, việc tăng các Điều, Khoản trong Dự thảo Luật chủ yếu và thực chất là các quy định mới để mở đường cho việc phát triển mạnh mẽ tiềm năng năng lượng tái tạo của đất nước; phát triển thị trường điện cạnh tranh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; bổ sung quy định việc đầu tư xây dựng công trình điện khẩn cấp, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện và chế tài xử lý nghiêm các dự án điện chậm tiến độ.

Theo ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), việc sửa đổi Luật Điện lực khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành. “Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần thúc đẩy ngành điện lực phát triển bền vững, hiệu quả, đạt mục tiêu tăng gấp đôi công suất đặt toàn hệ thống vào năm 2030 và thay đổi căn bản cơ cấu các nguồn điện để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân”, ông Hòa cho biết.

Luật Điện lực sửa đổi căn bản những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thảo luận tại tổ 4 chiều 26/10 về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh: quochoi

Theo trình tự sửa đổi, Dự thảo Luật đã được gửi lấy ý kiến theo từ tháng 3 - 5/2024; được Bộ Tư pháp thẩm định và được Chính phủ thông qua để trình Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký ban hành Tờ trình số 380/TTr-CP ngày 7/8/2024 trình Quốc hội về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và đã được Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) và các cơ quan của Quốc hội đã thực hiện thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã cho ý kiến dự án Luật.

Bộ Công Thương đã tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội và hiệu chỉnh hồ sơ dự án Luật. Ngày 25/9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký ban hành Tờ trình số 520/TTr-CP về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và Ủy ban KH,CN&MT đã tổ chức Phiên họp thẩm tra dự án Luật.

Chiều 21/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Thảo luận tại tổ 4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên một lần nữa khẳng định: “Luật Điện lực lần này sửa đổi căn bản những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế, kể cả vấn đề chế tài đối với các nhà đầu tư chậm tiến độ”.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Các chuyên gia cho rằng phải bán điện dưới giá thành sản xuất sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh điện. Vì vậy phải cải cách giá điện. Giá xăng điều chỉnh lúc tăng lúc giảm thì giá điện cũng có thể như vậy.
2 tuần trước - Giá điện đang mua cao bán thấp khiến ngành điện thua lỗ. Nếu điều hành giá điện đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ đã được tính đúng, tính đủ thì sẽ giải quyết được tình trạng lỗ kéo dài và thu hút đầu tư để phát triển nguồn...
9 giờ trước - “Họ bảo tôi dùng “điện sạch” - điện tái tạo mà hàng của chúng ta lại dùng “điện bẩn” - điện than, phát thải để áp thuế, hạn ngạch, thì làm sao bình đẳng được. Điện sạch là "cuộc chơi" của thế giới, mình không thể đứng ngoài”, Tổng Bí thư...
17 giờ trước - “Hiện chúng ta không thiếu nhà ở, cung nhiều, nhu cầu cũng có nhưng khả năng thanh toán của người mua nhà là khó vì giá”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu.
23 giờ trước - Dự thảo Luật Điện lực sẽ bổ sung quy định về giá điện để thúc đẩy hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, thu hút nhà đầu tư song nhiều đại biểu lo ngại chưa đủ hấp dẫn và dễ rủi ro.
Xem tin bài khác
9 phút trước - Cục Hàng không Việt Nam quyết định cho khai thác trở lại 4 cảng hàng không, sân bay thuộc khu vực miền Trung.
9 phút trước - Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam.
18 phút trước - Bộ Công thương yêu cầu các cơ quan, đơn vị hướng dẫn người dân tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng thương mại điện tử như Temu khi chưa được cấp phép xác nhận; tăng cường giám sát, phát hiện kho hàng của sàn thương mại...
30 phút trước - Tờ Washington Post cho biết họ sẽ không ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Đây là lần đầu tiên tờ báo thay đổi quan điểm sau nhiều thập kỷ.
30 phút trước - Trong thế giới đầu tư, chúng ta thường ngưỡng mộ những cái tên như Jesse Livermore, Warren Buffett hay George Soros,… những huyền thoại đã tạo dựng nên sự nghiệp và khối tài sản khổng lồ. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: “Liệu tôi có thể đạt...