ttth247.com

Mẹ cho con bú có được tiêm vaccine sởi?

Con tôi ba tháng tuổi, đang bú sữa mẹ. Tôi có được tiêm vaccine sởi không? (Mỹ Hà, 33 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Hiện chúng tôi chưa rõ lịch sử tiêm ngừa trước đó của chị để tư vấn chính xác. Nếu chị chưa tiêm vaccine trước mang thai, có thể bổ sung sau khi sinh, mũi tiêm an toàn cho cả mẹ và bé. Kháng thể do vaccine tạo ra có thể truyền qua sữa mẹ, giúp trẻ sơ sinh được bảo vệ khỏi bệnh sởi.

Do đó, chị hoàn toàn có thể yên tâm tiêm chủng, giúp bản thân có sức khỏe tốt hơn và phòng ngừa biến chứng do sởi gây ra.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn, đặc biệt ở những khu vực không được tiêm phòng đầy đủ. Các triệu chứng của bệnh sởi gồm sốt cao, ho khan, chảy nước mắt nước mũi, phát ban khắp cơ thể. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, suy giảm miễn dịch...

Minh họa phụ nữ cho con bú tiêm vaccine sởi. Ảnh: Vecteezy

Minh họa phụ nữ cho con bú tiêm vaccine sởi. Ảnh: Vecteezy

Ở người lớn, phụ nữ mang thai là nhóm nguy cơ cao mắc sởi nếu chưa được tiêm phòng. Bệnh sởi trong thời kỳ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể dẫn đến sảy thai, thai lưu hoặc sinh non.

Hiện Việt Nam có nhiều loại vaccine sởi cho cả trẻ em và người lớn, bao gồm mũi đơn MVVAC, loại phối hợp phòng sởi - rubella (MRVAC) và sởi - quai bị -rubella (Priorix và MMR II), chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Mỗi người cần tiêm ít nhất hai mũi phòng sởi. Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn có lịch tiêm mỗi mũi cách nhau tối thiểu một tháng.

Vaccine không tiêm được trong thai kỳ, phụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm trước mang bầu ba tháng.

BS Nguyễn Văn Mác Toàn
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
6 ngày trước - Mưa ẩm khiến virus cúm, sởi, sốt xuất huyết phát triển mạnh, thai phụ nhiễm bệnh dễ trở nặng thành biến chứng viêm phổi, sảy thai.
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
1 tháng trước - Bệnh sởi gây suy giảm miễn dịch rất nhanh, nếu trẻ chưa tiêm chủng, suy dinh dưỡng dễ bị mầm bệnh khác tấn công dẫn đến biến chứng nặng.
1 tháng trước - Sở Y tế tham mưu UBND TP HCM ban hành kế hoạch chủ động ứng phó dịch bệnh sởi trong bối cảnh số ca tăng nhanh, 3 trẻ mắc bệnh tử vong trong tháng qua.
6 ngày trước - Môi trường ô nhiễm, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ tái phát viêm phổi nhiều lần, ảnh hưởng đến phát triển thể chất.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.