ttth247.com

Mô hình 'đổi chai lấy sữa' mỗi sáng của người Hà Nội

10 năm nay, mỗi sáng thức dậy chị Thanh Mai đều thấy hai chai sữa đậu nành nóng đặt sát cửa nhà.

Do các con thích uống sữa đậu nành nên người phụ nữ ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình đặt theo tháng, yêu cầu giao trước 7h sáng. Cuối ngày, người bán đi thu lại vỏ chai.

Cách mua bán này khiến chị Mai liên tưởng đến mô hình giao sữa tươi ở nước ngoài, người bán - người mua ít khi chạm mặt nhau, "đơn đặt hàng" là số lượng vỏ chai đặt ngoài cửa cuối ngày hôm trước.

Người Hà Nội gọi đây là hình thức "đổi chai lấy sữa", có truyền thống hơn 30 năm, phổ biến nhất ở khu phố cổ và lân cận thuộc quận Hoàn Kiếm, Ba Đình.

"Tất cả các chai sữa đều nóng hổi, giá đắt hơn ngoài chợ chút ít", chị Mai nói. Chị thích mua sữa đậu nành đựng trong chai thủy tinh bởi thấy sạch sẽ, có thể tái sử dụng vỏ lại an toàn hơn đựng trong túi nilon, lọ nhựa.

Tất cả các hộ trong ngõ nhà chị Mai đều đặt sữa kiểu này. Giá mỗi chai 75 ml là 10.000 đồng, trả vỏ sẽ được trả lại một phần tiền.

Chị Nguyễn Thanh nhận chai sữa đậu nành mới và trả vỏ cũ tại nhà ở phố Hà Trung, quận Hoàn Kiếm, chiều 18/9. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Chị Nguyễn Thanh nhận chai sữa đậu nành mới và trả vỏ cũ cho người bán tại nhà ở phố Hà Trung, quận Hoàn Kiếm, chiều 18/9. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Gần 30 năm nay, ngày nào chị Nguyễn Thanh ở phố Hà Trung, quận Hoàn Kiếm cũng uống sữa đậu nành đựng trong chai thủy tinh nút bằng lõi bấc. Nếu ở nhà, chị sẽ nhận trực tiếp và đổi vỏ chai, còn không người bán chỉ cần đặt sữa ngoài cửa.

"Mọi người trong phố quá quen với những chai sữa đậu tự động xuất hiện trước cửa, nhà nào cũng mua nên không bao giờ lo bị mất trộm", chị Thanh nói.

Không đặt mua hàng ngày như các hộ khác, bà Nguyễn Hạnh, 70 tuổi, ở phố Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm chọn cách gọi điện thoại đặt sữa đậu nành, tuần vài lần.

Bà nói sữa đậu ngoài chợ cũng bán nhiều nhưng gia đình quen uống sữa đựng trong chai thủy tinh, hương vị quen thuộc nên không muốn đổi. Đặc biệt, sữa giao đến tận nhà vẫn ấm nóng, thơm mùi đậu nành, lúc uống có độ béo ngậy, ngọt ở hậu vị nên không cần bỏ đường.

Sữa đậu nành đựng trong chai thủy tinh nút bằng lõi bấc được nhiều người dân trên phố Cổ chuộng dùng. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Sữa đậu nành đựng trong chai thủy tinh nút bằng lõi bấc được nhiều người dân phố cổ Hà Nội chuộng dùng. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Người bán sữa đậu nành đóng chai thủy tinh cho nhà chị Thanh, bà Hạnh là ông Phạm Văn Tiến, 60 tuổi, nhà ở quận Hai Bà Trưng. Ông cho biết gia đình làm nghề nấu và bán sữa đậu nành từ năm 1992. Thời đó sữa thường đựng trong vỏ chai bia màu xanh, dung tích 65 ml, nút bằng lõi cây bấc và giao tận nhà.

"Ngày ấy hễ thấy ai đi xe đạp, xung quanh xe treo giỏ lớn đựng chai thủy tinh là biết làm nghề bán sữa đậu. Mỗi sáng đạp xe lên phố cổ lại nghe thấy tiếng rao hàng, tiếng trả vỏ chai rộn ràng khắp các ngõ ngách", ông Tiến kể.

Hơn chục năm trở lại đây, sữa đậu nành đựng trong túi nilon, chai nhựa phổ biến, không phải trả vỏ chai khiến lượng khách của ông giảm dần. Giờ trên phố cổ, ông Tiến là một trong những người hiếm hoi còn giữ cách buôn bán này. Khách của ông chủ yếu là nhà hàng, quán ăn và các gia đình đã đặt mua 20-30 năm.

Vợ chồng ông Tiến thường dậy sớm, nấu sữa từ 2h sáng. Đến 5h sáng ông bắt đầu đi giao, ngày đi bốn chuyến. Chuyến sáng giao khoảng 300 chai, ba buổi còn lại dao động 120-150 chai. Nhiều thời điểm số người mua dọc đường nhiều quá buộc ông phải gọi về nhà báo vợ nấu thêm để đủ số lượng giao cho khách đặt theo tháng. Mỗi chai sữa của ông có giá 14.000 đồng, trả vỏ chai sẽ được gửi lại 7.000 đồng.

Giải thích lý do vẫn duy trì bán sữa đậu kiểu truyền thống, ông Tiến nói cách thức này đảm bảo vệ sinh, chai thủy tinh giữ nhiệt lâu hơn, sản phẩm đến tay người dùng đảm bảo chất lượng. Đặc biệt vẫn còn khách hàng tín nhiệm, lượng khách ổn định nên ông vẫn giữ nghề.

"Còn khách thích uống sữa đậu kiểu truyền thống là tôi còn làm. Cái nghề gắn bó hơn 30 năm sao mà bỏ được", người đàn ông 60 tuổi nói.

Anh Phạm Văn Tiến, 60 tuổi, đang bán sữa đậu nành đựng trong chai thủy tinh nút bằng lõi bấc cho khách trên phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, chiều 18/9. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Anh Phạm Văn Tiến, 60 tuổi, bán sữa đậu nành đựng trong chai thủy tinh nút bằng lõi bấc cho khách trên phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, chiều 18/9. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Ngoài khách mua quen, không ít người trẻ Hà Nội gần đây bắt đầu tìm hiểu và tỏ ra thích thú với nét văn hóa này của Thủ đô. Họ không đặt cố định mà đi tìm chiếc xe chở hàng trăm chai thủy tinh để mua.

Chiều 18/9, Thanh Uyên, 20 tuổi, ở quận Cầu Giấy tìm đến "gánh" sữa đậu đựng trong chai thủy tinh của ông Tiến. So với sữa đậu nành bán ngoài chợ, cô gái nói giá nhỉnh hơn nhưng bù lại sữa vẫn ấm nóng, thơm, vị béo ngậy và được thêm nước đường nấu sẵn.

"Tôi khá thích cách mua sữa theo kiểu đổi chai này, không chỉ vì lạ mà còn rất sạch sẽ lại thân thiện với môi trường. Hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều người bán hơn", Uyên nói.

Quỳnh Nguyễn

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Họ đã bắt đầu đi dọn rác trên kênh từ tháng 12-2022. Họ đã dọn được hơn 2.000 tấn rác từ 150 dòng kênh ở nhiều tỉnh thành.
1 tháng trước - Mỗi lần đọc câu thơ: "… Là em của vạn kiếp phôi pha/ Là anh của vạn đầu em nhỏ…", tôi lại nghĩ đến Nguyễn Minh Hoàng (29 tuổi, Bình Định). Chàng trai 9x này đã triển khai nhiều mô hình công tác xã hội thiết thực hỗ trợ cho các cụ neo đơn,...
2 tuần trước - Ban đầu Ngô Thanh Tùng lạc quan rằng chỉ cần đưa con đi chữa chạy, chứng tự kỷ sẽ cải thiện nhưng đến một ngày anh nhận ra mình phải học cách chấp nhận sự khác biệt của con.
1 tháng trước - Địa hình đặc thù đa phần là đá, việc đào giếng vô cùng khó khăn, cộng với không đủ kinh tế để khoan giếng nên người dân xã Xuân Quang 1, H.Đồng Xuân (Phú Yên) mỗi năm chỉ có nước sử dụng được khoảng 3 tháng, nhưng đó là nước mưa. Những...
1 tháng trước - Rời Cao Bằng xuống Hà Nội kinh doanh, “cô dâu“ Thu Sao 68 tuổi cùng chồng kém 36 tuổi đã gặp nhiều chuyện bi hài.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Tập 16, nghệ sĩ (NS) Quang Thắng sẽ đưa khán giả đến với chợ Đồng Hới (Quảng Bình). Nơi đây không chỉ là khu chợ có quy hoạch lớn nhất tỉnh Quảng Bình, mà còn là điểm đến chuyên bán các loại hải sản cập bờ giá rẻ siêu ngon siêu chất...
1 giờ trước - Màn mai mối của cặp trai tài gái sắc khiến ông bà mối và khán giả đầy tiếc nuối. Trong tập mới nhất của...
1 giờ trước - Ông Nguyễn Ngọc Nhãn ở Hậu Giang, sở hữu cây khế độc lạ có 19 thân chung một bộ rễ. Nhiều người đến hỏi mua nhưng ông nhất quyết giữ lại để ngắm.
1 giờ trước - Phạm Ngọc Đoan Trang đủ điểm đỗ vào ngành logistics ở Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM. Nghĩ đến 4 năm học đắt đỏ, cô gái đã quyết định từ bỏ, chọn Trường đại học Nha Trang.
2 giờ trước - Cuối tuần, những cô, cậu học trò tiểu học đi xin ve chai bán kiếm tiền để hỗ trợ người dân các tỉnh phía bắc sớm vượt qua khó khăn vì bão, lũ.