ttth247.com

Mở lại phiên xử cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm trong vụ 'dìm' giá đất ở Đông Anh

Giữ nguyên quan điểm truy tố

Ngày 31/7, được biết TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định mở lại phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1970, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo khác liên quan đến sai phạm đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Phiên tòa dự kiến khai mạc ngày 9/8, kéo dài khoảng 4 ngày.

Trong vụ án, bà Loan bị cáo bị Viện KSND TP Hà Nội truy tố về tội "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản" theo quy định khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự.

Bị truy tố cùng tội với bà Loan, có Nguyễn Quang Hưng (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Thanh Trì, Phó Tổng Giám đốc Vimedimex); Tạ Thị Vân (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Bắc Từ Liêm); Nguyễn Xuân Đức (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Mỹ Đình, Tổng Giám đốc Vimedimex 2); Nguyễn Thị Diệu Linh (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội - VVAI); Nguyễn Ngọc Thắng (cựu Phó Tổng Giám đốc VVAI); Nguyễn Đức Phương (cựu Thẩm định viên VVAI); Trần Công Tuyên (cựu Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh); Vương Thị Thu Thủy (cựu chuyên viên Ban Quản lý dự án Đông Anh).

Riêng hai bị cáo Bùi Thanh Huyền (nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai , Sở TN&MT Hà Nội); Nguyễn Thị Cẩm Lê (cựu cán bộ Sở này) bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Hồi tháng 4/2022, TAND TP Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm, tuy nhiên, HĐXX đã trả hồ sơ điều tra bổ sung làm rõ một số nội dung.

Cụ thể, HĐXX yêu cầu cơ quan tố tụng giám định chữ ký của bị cáo Nguyễn Thị Loan và xác minh tài liệu liên quan đến điều tra viên Bùi Đức Hiếu; xem xét lại hành vi và tội danh của bị cáo Trần Công Tuyên; xem xét trách nhiệm đối với một số cán bộ cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; Xem xét, đánh giá và cơ sở ban hành chứng thư thẩm định giá của Công ty VNG; xem xét lại hành vi và tội danh của bị cáo Bùi Thanh Huyền và Nguyễn Thị Cẩm Lê.

Đến khoảng giữa tháng 6/2024, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đã có kết quả điều tra bổ sung cho rằng, căn cứ kết quả làm việc với các luật sư tham gia bào chữa cho bà Loan trong giai đoạn điều tra có đủ căn cứ xác định các biên bản lấy lời khai và biên bản hỏi cung do điều tra viên Bùi Đức Hiếu thực hiện không bị cắt ghép.

Đối với bị cáo Trần Công Tuyên, cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm xử lý về tội “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Tương tự, là Bùi Thanh Huyền và Nguyễn Thị Cẩm Lê, cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm xử lý về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đối với một số cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản, cơ quan điều tra cũng giữ nguyên quan điểm xử lý trước đó.

Quá trình thẩm định giá khu đất phía đông nam thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh), cơ quan điều tra cho hay, Công ty VNG đã thực hiện khách quan, đúng pháp luật.

Sau khi có kết luận điều tra bổ sung, Viện KSND TP Hà Nội xem xét, đánh giá các nội dung đã đầy đủ, rõ ràng. Đồng thời, giữ nguyên quan điểm truy tố, chuyển lại hồ sơ vụ án đến tòa giải quyết theo quy định.

Mở lại phiên xử cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm trong vụ 'dìm' giá đất ở Đông Anh- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Loan (áo đen hàng trên, bên phải) cùng đồng phạm.

Gây thiệt hại cho Nhà nước 135 tỷ đồng

Theo cáo trạng, năm 2020, UBND Hà Nội ra quyết định giao 49.100 m2 đất tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án. Trong đó, 16.100 m2 đất được đưa ra để đấu giá quyền sử dụng đất làm nhà ở.

Viện kiểm sát cho rằng, bị cáo Trần Công Tuyên (Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng huyện) dù có chức năng xác định giá khởi điểm khu đất nhưng đã báo cáo lãnh đạo nhờ đơn vị thẩm định giá để xác định giá khởi điểm làm cơ sở để tổ chức đấu giá.

Tuyên cũng liên hệ Công ty VVAI để trao đổi về phương án giá đất, xác định đơn giá cụ thể.

Ban đầu, công ty định giá xác định khu đất giá trị 504 tỷ đồng, khoảng 30-31 triệu đồng/m2. Sau đó, bị can Tuyên yêu cầu hạ giá đất xuống khoảng 300 tỷ đồng.

Theo Viện kiểm sát, đơn vị thẩm định đồng ý với Tuyên và trực tiếp chỉnh sửa, hạ đơn giá đất trên bảng tính, hạ doanh thu phát triển để khu đất giảm xuống 334 tỷ.

Khi VVAI phát hành chứng thư thẩm định thì xác định giá khu đất chỉ còn 284 tỷ đồng, khoảng 17,6 triệu đồng/m2.

Viện kiểm sát cáo buộc bị cáo Nguyễn Thị Cẩm Lê khi đó là cán bộ Chi cục quản lý đất đai được giao nhiệm vụ kiểm tra kết quả chứng thư và đồng thời là người lập dự thảo tờ trình để định giá đất. Song Lê không kiểm tra kỹ hồ sơ, không kiểm tra lại tài sản để so sánh nên đã chấp nhận giá mà VVAI đưa ra; còn Bùi Thanh Huyền, Chi cục phó quản lý đất đai cũng không kiểm tra nên dẫn đến giá khởi điểm để đấu giá chỉ ở mức 17,6 triệu đồng/m2, thấp hơn thực tế.

Đến tháng 10/2020, hội đồng định giá đất tổ chức cuộc họp để ấn định lại giá khởi điểm, thống nhất đơn giá 18,2 triệu đồng/m2.

Bà Nguyễn Thị Loan bị cáo buộc đã sử dụng 3 công ty "chân rết" để tham gia đấu giá là Công ty cổ phần phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm, Công ty BĐS Thanh Trì và Công ty BĐS Mỹ Đình.

Theo cơ quan truy tố, có tất cả 6 hồ sơ nộp xin tham gia đấu giá nhưng duy nhất 3 công ty đều của bà Loan vượt qua vòng hồ sơ để tham gia đấu giá.

Với mục đích đảm bảo chắc chắn trúng đấu giá khu đất, bà Loan yêu cầu cấp dưới bỏ giá theo một cách thức vạch sẵn. Kết quả, Công ty Cổ phần phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm đã trúng đấu giá khu đất với giá 326 tỷ đồng, tương đương 20,1 triệu đồng/m2.

Sau khi nhận bàn giao đất, từ tháng 1/2021 - 8/2021, bà Loan đã phê duyệt cho Công ty bất động sản Belleville Hà Nội bán 21/96 căn biệt thự và liền kề, thu về 311 tỷ đồng. Mặc dù chỉ trúng đấu giá 20,1 triệu đồng/m2 nhưng bà Loan đã bán ra với giá 86,3 triệu đồng/m2.

Hành vi của bà Loan và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Do một bị cáo và một số luật sư, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt nên HĐXX quyết định hoãn phiên xét xử bị cáo Nguyễn Thị Loan cùng nhóm đồng phạm trong vụ sai phạm đấu giá đất ở Đông Anh (Hà Nội).
1 tháng trước - Cáo buộc thông đồng dìm giá và trúng đấu giá với giá trị thấp, gây thiệt hại hơn 135 tỉ đồng, Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex, cùng các đồng phạm hầu toà
1 tháng trước - Theo luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch FLC cam kết khắc phục 3.600 tỷ đồng nhưng nhiều bị hại khó có thể chứng minh thiệt hại để nhận bồi thường.
1 tháng trước - Nêu quan điểm bào chữa, nhóm luật sư của ông Trịnh Văn Quyết đề nghị tòa xem xét lại số lượng bị hại trong vụ án; cho thân chủ được hưởng chính sách khoan hồng đặc biệt.
1 tháng trước - Liên quan nhóm cựu lãnh đạo Công ty Cổ phần Coma 18 chuyển nhượng đất dự án VP6 Linh Đàm (Hà Nội), cơ quan điều tra đã tách hồ sơ, điều tra làm rõ hành vi của đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản.
Xem tin bài khác
9 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.