ttth247.com

Một công trình 200 năm có gì đặc biệt mà GS Võ Tòng Xuân phải thốt lên “ĐBSCL khỏi lo thiếu gạo ăn”?

Đây được coi là một trong những kênh đào lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Kênh đào nổi tiếng được xây dựng cách đây khoảng 200 năm trước là Vĩnh Tế. Đây là một kênh đào chảy qua địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo ghi chép trong lịch sử, kênh đào Vĩnh Tế được xây dựng vào thời nhà Nguyễn, dưới thời trị vì của vua Minh Mạng. Kênh đào Vĩnh Tế dài khoảng 87 km, rộng 30 m. Công trình này mất 5 năm đào tay, với sự tham gia của hơn 80.000 nhân công.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nhận định, kênh Vĩnh Tế là kênh đào nổi tiếng và đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, giao thông, đồng thời là một chiến tuyến phòng thủ cho bờ cõi của nước Việt trong vùng xung yếu. Việt Nam chưa có kênh đào nào có đầy đủ trọng trách như thế… 

Nếu trước Công nguyên, triều đại nhà Tần xây Vạn Lý Trường thành để ngăn chặn người Hung Nô tại phương Bắc Trung Quốc, thì đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đào kênh Vĩnh Tế nhằm giữ biên giới Tây Nam cho người Việt định cư phát triển kinh tế vùng Châu Đốc - Hà Tiên. Tính đến nay, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc chỉ còn là di tích lịch sử, nhưng kênh Vĩnh Tế của Việt Nam thì như nhận định của vua Minh Mạng là "lợi ích muôn năm vô cùng về sau".

Một công trình 200 năm có gì đặc biệt mà GS Võ Tòng Xuân phải thốt lên “ĐBSCL khỏi lo thiếu gạo ăn”?- Ảnh 1.

Kênh Vĩnh Tế không chỉ mang lại nước ngọt phù sa bồi đắp cho đồng ruộng trong vùng Tứ giác Long Xuyên mà còn là tuyến đường thủy quan trọng. Ảnh: NLĐ

Theo sách "Thạch Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang", nhà văn Nguyễn Văn Hầu cho biết, vị quan trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thoại (hay Thoại Ngọc Hầu) chính là người trực tiếp chỉ huy việc đào kênh Vĩnh Tế. 

Kênh Vĩnh Tế được đào qua 3 đợt trong 5 năm, từ tháng chạp năm 1819 đến tháng 5/1824. Kênh có độ sâu trung bình là khoảng 2,55 m. Ngoại trừ những đoạn sông rạch sẵn có, đoạn kênh phải đào mới là 37 km. Để phóng tiêu đào kênh được thẳng, quan chỉ huy cho người tiến hành rẽ sậy, đốt đuốc ở trên đầu những cây sào cao rồi theo đường thẳng mà cắm. Muốn điều chỉnh những cây sào này sao cho thật thẳng hàng, người cắm tiêu cầm một cây rọi to và đứng trên cao phất qua phất lại nhằm ra hiệu cho người cầm sào tìm được đúng vị trí.

Một công trình 200 năm có gì đặc biệt mà GS Võ Tòng Xuân phải thốt lên “ĐBSCL khỏi lo thiếu gạo ăn”?- Ảnh 2.

“Vĩnh Tế hà” (thường gọi kênh Vĩnh Tế) được khắc trên Cao đỉnh của triều Nguyễn, đặt tại sân Thế Miếu ở kinh thành Huế. Ảnh: Tư liệu

Với giá trị lớn về kinh tế cũng như vai trò chiến lược về mặt quốc phòng, đến năm 1835, tức năm Minh Mạng thứ 16, vua Minh Mạng cho chạm hình tượng của kênh Vĩnh Tế vào Cao đỉnh, một đỉnh đồng lớn nhất trong Cửu đỉnh, để thờ vua Gia Long đặt trước sân Thế miếu ở Huế. Bà Châu Thị Tế, vợ của ông thoại Ngọc Hầu, vì có công lao giúp chồng đào kênh, nên được vua đặt tên cho kênh.

Gần đây nhất, ngày 28/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024)".

Kênh đào Vĩnh Tế có vai trò gì trong 200 năm qua?

Một công trình 200 năm có gì đặc biệt mà GS Võ Tòng Xuân phải thốt lên “ĐBSCL khỏi lo thiếu gạo ăn”?- Ảnh 3.

Kênh Vĩnh Tế vừa có vai trò chiến lược về quốc phòng vừa mang lại giá trị kinh tế lâu dài cho miền Tây trong hàng trăm năm qua. Ảnh: NLĐ

Có thể nói là hiếm có công trình thủy nông nào vẫn giữ được nhiều giá trị và vai trò lớn như kênh Vĩnh Tế. Theo các chuyên gia, kênh đào này được ví như một hào nước khổng lồ giúp bảo vệ biên giới quốc gia ở phía Tây Nam. Dưới thời vua Minh Mạng của nhà Nguyễn, công trình này góp phần làm chùn bước quân Xiêm La sang đánh chiếm. 

Theo báo CAND, trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (từ năm 1975 – 1979), kênh Vĩnh Tế đã trở thành một hệ thống phòng thủ quân sự quan trọng, giúp ngăn chặn và đẩy lùi toàn bộ cánh quân của địch về bên kia biên giới. Chính vì vậy, vai trò của kênh vĩnh Tế trong lĩnh vực quốc phòng là đặc biệt quan trọng.

Về mặt kinh tế, cho đến tận ngày nay, kênh Vĩnh Tế vẫn còn giữ nhiệm vụ tưới cho khoảng 144.000 ha đất nông nghiệp ở An Giang. Bên cạnh đó, kênh đào này còn là một trong những nơi đầu tiên đón lượng lũ lớn tràn về từ sông Mekong. Việc này góp phần đưa nguồn lợi về thủy sản dồi dào cá tôm phục vụ cho đời sống của người dân địa phương.

Là một người con ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, GS Võ Tòng Xuân, một trong những người tiên phong về nghiên cứu lúa gạo ở Việt Nam, ngay từ nhỏ đã cảm nhận được giá trị mà công trình này mang lại. 

Ông nhận định rằng, kênh Vĩnh Tế là công trình không chỉ mang nước ngọt kèm phù sa vun đắp cho ruộng đồng An Giang mà còn cho cả vùng tứ giác Long Xuyên cũng như toàn bộ diện tích tiếp giáp Campuchia. Nhờ vậy, nhiều địa phương mở rộng dần diện tích trồng lúa. Trên thực tế, khi chưa có đường bộ, các thương lái muốn vào tận vùng sâu, vùng xa thu mua nông sản thì đều phải qua kênh Vĩnh Tế.

Bên cạnh vai trò chiến lược về quốc phòng, kênh Vĩnh Tế còn được coi là tuyến đường thủy huyết mạch giao thương hàng hóa từ TP Châu Đốc đến TP Hà Tiên, đồng thời giúp hàng hóa từ nước ngoài cũng thuận tiện vào Việt Nam.

Một công trình 200 năm có gì đặc biệt mà GS Võ Tòng Xuân phải thốt lên “ĐBSCL khỏi lo thiếu gạo ăn”?- Ảnh 4.

Ngày nay, kênh Vĩnh Tế là tuyến vận tải đường thủy huyết mạch của vùng biên giới Tây Nam của nước ta. Ảnh: ĐT

Theo GS Võ Tòng Xuân, yếu tố tiên quyết để giúp một quốc gia phát triển là giao thông thuận lợi. Điều này cho thấy về tầm nhìn chiến lược của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước khi đào kênh Vĩnh Tế.

Chia sẻ với báo Thanh niên, GS Võ Tòng Xuân nhận định rằng: "Có kênh Vĩnh Tế, ĐBSCL khỏi lo thiếu gạo ăn. Vì phía sông Hậu, kênh Vĩnh Tế dẫn nước ngọt từ Châu Đốc xuống tận Hà Tiên. Còn phía sông Tiền, kênh Trung Ương dẫn nước ngọt từ sông Tiền xuyên qua Đồng Tháp Mười đến Long An. Từ 2 trục nước này, hệ thống kênh thủy lợi đan xen gần như kiện toàn, tạo nên vựa lúa Đồng Tháp Mười - Tứ giác Long Xuyên, là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Tây".

Bài tham khảo nhiều nguồn

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Xoay quanh chuyện đưa thương hiệu vượt “cửa tử” để vươn lên mạnh mẽ, CEO của hãng - ông Đặng Quốc Hưng đã có nhiều chia sẻ bất ngờ.
1 ngày trước - Khoảng 40% số doanh nghiệp Nhật Bản đã tồn tại hơn 300 năm lịch sử và họ hiểu lợi ích của giúp đỡ cộng đồng hơn ai hết. Rõ ràng tiền thì có thể kiếm lại, nhưng niềm tin đã mất thì không dễ xây dựng lại.
1 tuần trước - Trao đổi trong Talk show Phố Tài Chính (The Finance Street Talk Show) trên VTV8, ông Trần Thăng Lon và PGS. TS Võ Đình Trí đánh giá, thông tin Fed sẽ giảm lãi suất trong kỳ họp tháng 9 là điều gần như sẽ xảy ra, cùng những triển vọng tích...
1 tháng trước - 21 tỉnh, thành miền Nam, mỗi tuần có khoảng 264 triệu tờ vé số được phát hành và gần như được người dân mua hết. Ước tính người dân ở các tỉnh thành phía nam chi gần 360 tỉ đồng/ngày chơi vé số.
3 tuần trước - Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước không chỉ giảm tải cho Bộ Xây dựng, tăng tính chủ động, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn các địa phương, mà còn giảm tải thời gian, áp lực chờ đợi và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp,...
Xem tin bài khác
3 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.