ttth247.com

Muốn lập phân hiệu tại VN, trường ĐH nước ngoài phải nằm trong top 500 thế giới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 124 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Đáng chú ý, nghị định này đã bổ sung nhiều khoản về việc cho phép trường ĐH nước ngoài thành lập phân hiệu tại Việt Nam.

Cụ thể, cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu tại Việt Nam phải được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, thuộc nhóm 500 cơ sở giáo dục ĐH được xếp thứ hạng cao nhất trong các bảng xếp hạng cơ sở giáo dục ĐH có uy tín trên thế giới của một trong 3 năm gần nhất.

Muốn lập phân hiệu tại VN, trường ĐH nước ngoài phải nằm trong top 500 thế giới- Ảnh 1.

Trường ĐH nước ngoài muốn thành lập phân hiệu tại Việt Nam thì phải nằm trong top 500 cơ sở giáo dục ĐH được xếp thứ hạng cao nhất trong các bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Trong ảnh, đại diện trường nước ngoài tư vấn cho học sinh Việt Nam trong một buổi triển lãm du học tại TP.HCM

ẢNH: NGỌC LONG

Muốn được cấp giấy chứng nhận thì phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm theo quy định của luật Giáo dục ĐH năm 2012, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH năm 2018 và luật Quy hoạch.

Dự án thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỉ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường ĐH, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 250 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, diện tích đất xây dựng không thấp hơn mức quy định về diện tích đất xây dựng phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Chương trình đào tạo phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận hoặc kiểm định chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước sở tại, được giảng dạy trực tiếp ít nhất 5 năm ở nước sở tại tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hoạt động; được cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài sở hữu chương trình giáo dục chấp thuận cho phép sử dụng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Đồng thời phải bảo đảm liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo và tính liên thông khi học sinh chuyển sang học tập tại cơ sở giáo dục công lập theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Về đội ngũ, giảng viên phải có trình độ theo quy định của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu nhưng không được thấp hơn chuẩn giảng viên theo quy định của Việt Nam; tỷ lệ sinh viên/giảng viên, số lượng giảng viên theo quy định của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu.

Phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài tại Việt Nam chỉ được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu.

Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài tại Việt Nam còn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép hoạt động giáo dục đối với các đơn vị này.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Với gần 370 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển thành trung tâm giáo dục và nghiên cứu chất lượng cao ở khu vực Đông Nam Á, theo báo cáo mới nhất.
1 tháng trước - Với bằng tốt nghiệp THPT VN, học sinh được nhiều trường ĐH nước ngoài xét tuyển thẳng và có cơ hội nhận học bổng lên đến toàn phần, điều 'không tưởng' nếu so với các thập niên trước.
2 tuần trước - Năm học này, nhiều ĐH hàng đầu Malaysia đã đến Việt Nam để tìm hiểu và tuyển sinh người Việt từ bậc cử nhân đến tiến sĩ, có mức học phí cạnh tranh với nhiều ĐH quốc tế và tư thục ở nước ta.
3 tuần trước - Ngày càng nhiều học sinh ôn luyện các bài thi như SAT, đánh giá năng lực ngay từ bậc THCS để "chắc suất" vào ĐH tốp đầu, trong bối cảnh nhiều trường chọn dùng kết quả này để tuyển sinh trong các năm qua.
1 tháng trước - Tự chủ ĐH là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Một trong những vấn đề khó nhất với các trường ĐH khi tự chủ là giải quyết được bài toán nguồn thu nhưng vẫn giữ chân được người học.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Trần Anh Nam - sinh viên ngành logistics Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM - vừa tốt nghiệp thủ khoa với điểm số GPA đến 3.88/4.
2 giờ trước - Trường ĐH Khoa học Huế giành 3 giải cao nhất cuộc thi Robocon với chủ đề 'Khám phá hoàng thành Huế'.
3 giờ trước - Tiếp nối động thái từ Sở Giáo dục New South Wales, một ĐH ở bang này gần đây đã ra quy định mới, cho biết dừng nhận học sinh Việt Nam từ 5 tỉnh, thành nhưng sẽ có ngoại lệ với một số trường hợp.
4 giờ trước - Nhân ngày 20.10, nhiều học sinh đã tự tay vẽ tranh, viết thiệp, sáng tác nhạc tặng cô giáo. Đây là những món quà ý nghĩa đề cao tình cảm cô trò, không đặt nặng vấn đề 'vật chất' trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục.
5 giờ trước - Việc tổ chức ăn trưa của viên chức, người lao động từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024, Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương không tổ chức lấy ý kiến để thống nhất và không công khai số tiền tổ chức ăn trưa là không đúng theo quy định.