ttth247.com

Nam giới sau 50 tuổi cần lưu ý bệnh loãng xương

Trước đó, bà A. không có triệu chứng gì rõ rệt và rất bất ngờ khi biết mình mắc bệnh loãng xương. Sau khi được điều trị bằng thuốc đặc trị loãng xươngvà thực hiện các bài tập vận động, bà A. đã phục hồi tốt, có thể đi lại sinh hoạt bình thường.

Loãng xương - nguy cơ gãy xương cao ngay từ tuổi trung niên

Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ và chất lượng xương, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như gãy xương làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Th.S-BS Trần Hồng Thụy, Khoa Nội cơ xương khớp BV ĐHYD, cho biết loãng xương thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những người mắc các bệnh lý mãn tính như suy thận, bệnh lý nội tiết như cường giáp, hoặc những người có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương.

Th.S-BS Nguyễn Châu Tuấn, Khoa Nội cơ xương khớp BV ĐHYD nhấn mạnh: "Nam giới cũng không thoát khỏi nguy cơ loãng xương, sau 50 tuổi". Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong sau gãy xương do loãng xương ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Các yếu tố như hút thuốc, uống rượu bia, ít vận động và mắc các bệnh lý nội khoa khác cũng gia tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới.

Nam giới sau 50 tuổi cần lưu ý bệnh loãng xương- Ảnh 1.

PGS-TS-BS Cao Thanh Ngọc tầm soát loãng xương cho người bệnh

Ảnh: BVCC

Phương pháp chẩn đoán và điều trị loãng xương hiện đại

Việc chẩn đoán loãng xương được thực hiện thông qua phương pháp đo mật độ xương bằng kỹ thuật DXA (Dual-energy X-ray Absorptiometry). Khi chỉ số T-score của người bệnh tại các vị trí như cột sống thắt lưng hoặc cổ xương đùi dưới - 2.5, người bệnh sẽ được chẩn đoán loãng xương. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, tiền sử gãy xương, hút thuốc và nguy cơ té ngã cũng được các bác sĩ xem xét để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Việc điều trị loãng xương không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc, mà còn đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên.

Theo PGS-TS-BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp BV ĐHYD, có 2 nhóm thuốc chính trong điều trị loãng xương: Thuốc đặc trị như nhóm Bisphosphonate giúp ngăn chặn quá trình hủy xương và các loại bổ sung canxi, vitamin D để tăng cường mật độ xương. Người bệnh cần tuân thủ việc uống thuốc đều đặn và đúng liều lượng theo chỉ định để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Tầm quan trọng của tuân thủ điều trị và phòng ngừa té ngã

Một trong những thách thức lớn nhất trong điều trị loãng xương là sự tuân thủ của người bệnh. PGS-TS-BS Cao Thanh Ngọc nhấn mạnh rằng nhiều người bệnh thường không kiên trì uống thuốc vì không thấy ngay hiệu quả sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu không uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, hiệu quả điều trị sẽ giảm đáng kể. Chỉ cần bỏ lỡ một liều thuốc trong một tháng, hiệu quả điều trị có thể giảm hơn 50%. Nếu bỏ lỡ 2 liều, hiệu quả gần như bằng không. Tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn là yếu tố then chốt trong điều trị.

Bên cạnh việc tuân thủ liệu trình điều trị, phòng ngừa té ngã là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi. Th.S-BS Trịnh Thị Bích Hà, Phó Trưởng khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, cho biết người cao tuổi có nguy cơ té ngã cao do suy giảm nhận thức và sức khỏe. Các biện pháp như đảm bảo ánh sáng đầy đủ trong nhà, lắp đặt tay vịn tại các khu vực nguy hiểm như cầu thang và nhà tắm, loại bỏ các vật cản nguy hiểm là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc duy trì thói quen vận động phù hợp như yoga, đi bộ, đạp xe, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe xương khớp và giảm nguy cơ té ngã.

Loãng xương là căn bệnh âm thầm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Việc tuân thủ liệu trình điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và vận động đều đặn, cùng với các biện pháp phòng ngừa té ngã sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe xương khớp tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nam giới sau 50 tuổi cần lưu ý bệnh loãng xương- Ảnh 2.

Nhằm nâng cao kiến thức cộng đồng về bệnh loãng xương, BV ĐHYD phối hợp Công ty TNHH Dược phẩm Gigamed thực hiện chương trình tư vấn "Tối ưu quản lý và điều trị loãng xương", theo dõi tại: https://bit.ly/QuanlyvadieutriLoangxuong

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là 48-50 tuổi, trong khi ở các nước phát triển là 51-52, khiến họ sớm đối mặt với suy giảm chất lượng cuộc sống.
4 ngày trước - Tiền mãn kinh là khoảng thời gian bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc tuổi sinh sản ở nữ giới với nhiều thay đổi quan trọng.
1 tuần trước - TP HCM- Chị Hạnh, 41 tuổi, thường xuyên khó chịu, mệt mỏi, nóng nảy, vã mồ hôi vào ban đêm do suy giảm nội tiết tố.
2 ngày trước - Mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Bởi vậy, nhiều người không quan tâm đến vấn đề này và nghĩ mãn kinh đơn giản là không còn kinh nguyệt, thế nhưng thực tế mãn kinh còn dẫn theo hàng loạt hệ lụy về sức...
6 ngày trước - 'Để cải thiện tỷ lệ sống sót, phát hiện sớm bệnh ung thư rất quan trọng. Một số phương pháp xét nghiệm máu hiện đại có thể giúp xác định ung thư ở giai đoạn sớm nhất'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài...
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Nam sinh đột ngột mất ý thức, ngã đập mặt vào vật cứng gây ngừng tim, hôn mê từng có tiền sử bị ngất 1 lần cách đây 7 năm.
3 giờ trước - Bệnh giang mai rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, mắt, tim và các cơ quan khác.
3 giờ trước - 'Khi lớn tuổi, tuyến tụy trở nên kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất và tiết insulin, vì vậy người từ 50 tuổi có thể mất nhiều thời gian hơn để đường huyết trở lại bình thường'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...
3 giờ trước - Theo khuyến nghị Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), chúng ta cần ăn rau và trái cây mỗi ngày để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.Dưới đây là một số loại trái cây...
3 giờ trước - Tôi vừa phát hiện bị suy tim, thường mệt và khó thở khi hoạt động thể chất nhiều, phải sinh hoạt tình dục thế nào để đảm bảo sức khỏe và an toàn? (Minh, 42 tuổi, TP HCM)