ttth247.com

Nên ăn bao nhiêu trái cây một ngày?

Tuy nhiên, bà Swatee Sandhan, chuyên viên dinh dưỡng tại Bệnh viện Jupiter (Ấn Độ), cho biết: "Ăn quá nhiều trái cây có thể gây hại cho sức khỏe. Đường trong trái cây có thể gây tăng cân, tiểu đường, biến chứng về tuyến tụy, rối loạn thận, sâu răng, cũng như thiếu vitamin B12, canxi, vitamin D và axit béo omega-3".

Theo bà Sandhan, việc tiêu thụ 2 loại trái cây mỗi ngày là tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ nhiều hơn có thể có tác dụng có hại đối với sức khỏe.

Dưới đây là một số tác hại khi tiêu thụ quá nhiều trái cây, theo tờ Hindustan Times (Ấn Độ).

Nên ăn bao nhiêu trái cây một ngày?- Ảnh 1.

Ăn quá nhiều trái cây có thể gây hại cho sức khỏe

Ảnh: Pexels

Tiểu đường, tăng cân và sức khỏe tim

Trái cây có đường tự nhiên và một số giàu calo. Do đó, tiêu thụ quá nhiều trái cây có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Lượng đường fructose dư thừa trong hầu hết các loại trái cây có thể gây kháng insulin, béo phì và tiểu đường.

Điều này dẫn đến sự tích tụ chất béo, làm suy yếu khả năng dung nạp glucose và chức năng cơ thể bình thường. Nó cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp và nồng độ axit uric.

Các vấn đề tiêu hóa

Một chế độ ăn giàu chất xơ là cần thiết cho tiêu hóa. Song, hàm lượng chất xơ cao trong trái cây có thể gây khó tiêu hóa khi tiêu thụ quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi, thiếu vitamin và các triệu chứng khác.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng phổ biến gây ra nhiều khó chịu ở đường tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, rối loạn đi ngoài. Việc tiêu thụ quá nhiều fructose, một loại đường tự nhiên có trong trái cây, có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng IBS.

Fructose có trong nhiều loại trái cây mà chúng ta thường ăn hằng ngày. Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng việc ăn quá nhiều trái cây, đặc biệt là những loại trái cây có hàm lượng fructose cao, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa ở những người nhạy cảm.

Để kiểm soát các triệu chứng của IBS, bạn cần hạn chế lượng fructose trong chế độ ăn uống. Theo đó, chúng ta phải cẩn thận lựa chọn loại trái cây và lượng trái cây ăn mỗi ngày.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - 'Muốn bảo vệ bản thân khỏi huyết áp cao khi lớn tuổi, bạn cần phải tập thể dục lâu dài từ tuổi trung niên'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
6 ngày trước - Ăn nhiều trái cây có thể gây hại sức khỏe, như trường hợp phụ nữ 40 tuổi bị nhồi máu cơ tim.
1 tháng trước - Tôi mắc bệnh đái tháo đường type 2, ăn quả nho mỗi ngày có làm tăng đường huyết không, cần lưu ý gì? (Thanh Phong, TP HCM)
1 tháng trước - Anh- Chọn thịt thăn lợn thay vì ba chỉ, đùi gà không da thay vì cánh gà, là hai trong nhiều mẹo ăn thịt tốt cho sức khỏe.
1 tháng trước - Trẻ sơ sinh nên ngủ 14-17 tiếng, người lớn và người cao tuổi nên ngủ 8 tiếng một ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn vào ngày hôm sau.
Xem tin bài khác
11 phút trước - Số bệnh nhân tỉnh đến khám tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có xu hướng ngày càng tăng. Trước đó, số bệnh nhân tỉnh đến khám tại bệnh viện này là 75%, hiện đã tăng lên 82%.
11 phút trước - Một cựu bác sĩ 101 tuổi, đã làm việc cho đến khi ông 85 tuổi, đã chia sẻ bí quyết để sống lâu và khỏe mạnh.
26 phút trước - Sau ăn trưa khoảng 30 phút, người đàn ông đau vùng thượng vị và không ngờ mắc bệnh nguy hiểm hiếm gặp.
59 phút trước - Bệnh viện Ung bướu TP HCM ghi nhận 9 tháng đầu năm, lượt khám ung thư tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, khoảng 4.500-4.700 bệnh nhân một ngày.
2 giờ trước - TP HCM- Bà Ánh, 68 tuổi, thoát vị đĩa đệm trên nền loãng xương nặng, được bác sĩ dùng vít rỗng bơm xi măng sinh học để cố định cột sống, tránh nguy cơ gãy xương, di lệch vít.