ttth247.com

Nên chọn loại thực phẩm nào khi cứu trợ?

Theo CụcAn toàn thực phẩm (ATTP), việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn, do quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đặc biệt là ô nhiễm vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường thiếu không khí), sinh độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng.

Nên chọn loại thực phẩm nào khi cứu trợ?- Ảnh 1.

Khi cứu trợ thực phẩm, nên ưu tiên các loại lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày

ẢNH: TUẤN MINH

Một trong các vi khuẩn yếm khí thường gây ngộ độctrong các loại thực phẩm tự đóng gói, thực phẩm hút chân không là Clostridium botulinum; độc tố của vi khuẩn này chỉ sinh ra trong môi trường kỵ khí, có độc lực rất mạnh và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong chỉ với liều lượng rất nhỏ.

Cục ATTP khuyến cáo: Khi cứu trợ thực phẩm, nên ưu tiên các loại lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày như: lương khô,thực phẩm đóng hộp, mì ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình… của các cơ sở chế biến đảm bảo ATTP có ghi nhãn và hạn sử dụng đầy đủ theo quy định. Đồng thời, nên hỗ trợ vitamin, men tiêu hóa cho trẻ em, người già vùng bão lũ.

Nếu tự chế biến thực phẩm và bao gói hút chân không, cần lưu ý: lựa chọn thực phẩm phù hợp với việc đóng gói hút chân không như thịt khô, cá khô, bỏng ngô, bỏng gạo, các loại bánh có lá bọc được chế biến đun kỹ (nhiều giờ) như bánh chưng, bánh tét, sau khi vớt bánh cần để nơi sạch sẽ, ép ráo nước, để nguội trước khi đóng gói hút chân không.

Đặc biệt, trong quá trình chế biến, phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sử dụng nước sạch. Khi đóng gói và hút chân không, nên để mảnh giấy ghi ngày sản xuất bên trong màng gói để người vận chuyển và người sử dụng biết, nhằm bảo đảm việc cấp phát, sử dụng phù hợp.

Với thực phẩm tự chế biến, bao gói hút chân không, nên phân phối đến những khu vực mà thời gian vận chuyển ngắn, đảm bảo người dân có thể tiếp cận được các loại thực phẩm này trong thời gian sớm nhất kể từ khi chế biến, bởi đây là loại thực phẩm chỉ sử dụng ngắn ngày.

Cục ATTP đề nghị các địa phương cần chủ động dự trữ thuốc men,hóa chất, phương tiện, nhân lực, phương án sẵn sàng để chủ động xử lý, khắc phục nếu có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh liên quan đến thực phẩm xảy ra.

Nhận biết thực phẩm bao gói không an toàn

Với người cấp phát thực phẩm cứu trợ, Cục ATTP hướng dẫn cần thực hiện bao gói hàng cẩn thận, tránh bị ngấm nước mưa hoặc rơi trong nước lũ, bùn; lưu ý thời gian vận chuyển để đảm bảo khi thực phẩm tới tay người được cứu trợ không bị biến chất, ôi thiu, mốc hỏng.

Người sử dụng thực phẩm cần kiểm tra trước khi ăn; tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn, hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường. Thực phẩm đóng hộp không phồng, nhưng khi mở ra nghe tiếng "xì" tức là đã có không khí ở trong, hơi "nặng mùi", cũng lưu ý không nên sử dụng.

Với các loại thực phẩm do người hỗ trợ tự làm như bánh chưng, bánh dày, bánh tét… được sản xuất thủ công, tự đóng gói, hút chân không, trước khi sử dụng, cần quan sát kỹ, nếu phía trong màng bọc có các bóng khí, màng bọc căng phồng hoặc khi mở màng bọc ra thực phẩm bị nhớt, mốc, mùi vị khác thường thì tuyệt đối không sử dụng.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Trà thảo mộc ngày càng được ưa chuộng bởi bên cạnh sự thơm ngon từ mùi vị, thư thái khi thưởng thức, nó còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có giải độc cơ thể.
1 tuần trước - Sáng nay 5-9, rất nhiều học sinh đến trường dự lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới. Các cha mẹ cần chuẩn bị bữa sáng cho trẻ thế nào để trẻ khỏe mạnh, học tốt?
1 tháng trước - Thuốc điều trị tiểu đường, kháng sinh, huyết áp được bác sĩ khuyến nghị không dùng chung với các loại cà phê.
1 tuần trước - Một nguy cơ “sát sườn” đe dọa cuộc sống bình yên của con người đó là ngộ độc thực phẩm trong và sau mùa bão lũ.
1 tháng trước - Người bệnh tiểu đường dùng tỏi thường xuyên có thể giúp tăng tăng tiết insulin, giúp chỉ số đường huyết thấp và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Xem tin bài khác
29 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
29 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
38 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
1 giờ trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
1 giờ trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.