ttth247.com

Nếu du học châu Âu mang theo cả gia đình, nên chọn nước nào ?

Học ĐH bằng tiếng Anh, không yêu cầu điểm IELTS

Hoàng Anh (ở Hà Nội) vẫn trăn trở với ước mơdu học từ hồi còn là học sinh mà chưa thực hiện được. Ngặt nỗi không động đến môn toán đã rất lâu, nghĩ đến chuyện để được nhận vào chương trình đại học phải thi môn toán hay có điểm SAT là Hoàng Anh thấy khá lo lắng. Cộng thêm công việc quá nhiều, bạn chưa có thời gian để ôn luyện thi IELTS.

Nếu du học châu Âu mang theo cả gia đình, nên chọn nước nào ?- Ảnh 1.

Dù học vượt trước chương trình rất nhiều nhưng Phương Thanh vẫn có nhiều thời gian đi du lịch khám phá Phần Lan cùng gia đình

ẢNH: NVCC

Qua tìm hiểu trên website chính thức về tuyển sinh cho tất cả các bậc học của Phần Lan https://opintopolku.fi, Hoàng Anh đã tìm ra được một cách giải quyết được tất cả các "điểm khó" trong trường hợp của mình, đó là ứng tuyển cuốn chiếu. Ở vòng 1 là nộp học bạ THPT, vòng 2 sẽ thảo luận nhóm trực tuyến. Tại vòng 2 có 2 thầy cô giáo và 4 thí sinh đến từ các nước khác nhau. Thầy giáo đưa ra 1 đề tài bất kỳ cho 4 thí sinh thảo luận, kết quả sẽ được thông báo sau 2 tuần. Hoàng Anh nộp hồ sơ từ tháng 4.2024, tháng 5 nhận kết quả trúng tuyển và tháng 8 sang Phần Lan nhập học. Rất nhanh gọn và hoàn toàn không cần điểm IELTS hay SAT.

"Tại vòng thi thảo luận nhóm, bạn phải "đấu" với những người có thể đến từ các nước sử dụng rộng rãi tiếng Anh như: SriLanka, Pakistan, Ấn Độ... Tuy nhiên, ở vòng thi này không phải cứ nói giỏi, áp đảo các thí sinh khác là thắng, vì tiêu chí chấm rất toàn diện, bao gồm cả tính lãnh đạo, tính hợp tác, thái độ lịch sự… Thế nên dù không đòi hỏi chứng chỉ IELTS, bạn phải có trình độ tiếng Anh vững vàng thì mới vượt qua được", Hoàng Anh cho biết.

Phần Lan có nhiều cách tuyển sinh đại học như: Kỳ thi chung giữa các trường, kỳ thi riêng của từng trường, hầu hết đều yêu cầu điểm IELTS từ 6 hoặc 6.5, thi toán hoặc nộp điểm SAT. Tuy nhiên, vẫn có một số trường áp dụng kiểu ứng tuyển cuốn chiếu nêu trên.

Học nhanh, bớt học phí

Chương trình cử nhân của Lê Phương Thanh, Trường ĐH Khoa học ứng dụng LAB (Phần Lan), kéo dài 3 năm rưỡi nhưng Thanh cho biết chỉ cần 2 năm là có thể học hết chương trình. Khi đó 1 năm rưỡi cuối Thanh sẽ không phải đóng học phí, do trường thu học phí theo từng kỳ học chứ không thu theo tín chỉ. Trong khi trường chỉ yêu cầu sinh viên hoàn thành 60 tín chỉ/năm là được học bổng giảm 50% học phí thì Thanh đạt tới 125 tín chỉ trong năm học đầu tiên.

Phương Thanh giải thích: "Do trong chương trình học có nhiều môn tự chọn, có thể học trực tuyến, chấm điểm bằng cách làm bài tập trực tuyến, nên cứ thấy rảnh là mình lấy thêm môn để học. Túc tắc như vậy thôi là tiết kiệm được kha khá tiền học phí rồi". Các môn học trực tuyến này Phương Thanh học trên trang https://campusonline.fi/en/, được chấp nhận bởi 24 trường ĐH Khoa học ứng dụng trên toàn Phần Lan.

Tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh kể từ 1.11.2024

Mới đây, Sở Di trú Phần Lan đã ra quyết định tăng mức chứng minh tài chính đối với du học sinh. Mức chứng minh tài chính cho 1 năm học của 1 du học sinh trước đây là 560 euro/tháng (6.720 euro/năm) sẽ tăng lên 800 euro/tháng (9.600 euro/năm, tương đương khoảng 264 triệu đồng), tăng gần 43%. Mức chứng minh tài chính cho 1 gia đình du học sinh 4 người (gồm 2 vợ chồng và 2 con) tăng từ 25.920 lên 30.000 euro/năm (tương đương 824 triệu đồng/năm), tăng gần 16%.

Điều kiện để trở thành thường trú nhân của Phần Lan dự kiến cũng được thắt chặt hơn. Theo các đề xuất mới nhất của Bộ Nội vụ Phần Lan sẽ trình lên Quốc hội vào kỳ họp mùa xuân 2025, để được cấp tư cách thường trú nhân, một người cần có thời gian cư trú liên tục đủ 6 năm (trước kia là 4 năm). Đối với đối tượng có thu nhập cao (từ 40.000 euro/năm trở lên) hoặc có bằng thạc sĩ được hoàn thành tại Phần Lan, thời gian cư trú tối thiểu chỉ cần 4 năm. Như vậy, với mục đích lấy thường trú nhân, việc đi học cử nhân tại Phần Lan (3 năm rưỡi) có ưu thế hơn học thạc sĩ (2 năm), thì trong tương lai gần sẽ ngược lại, học thạc sĩ có thể giúp lấy tư cách thường trú nhân nhanh hơn.

Mặc dù hiện tại tỷ lệ thất nghiệp ở Phần Lan đang có xu hướng tăng, tìm việc khó khăn hơn, và chính phủ đang có nhiều chính sách thắt chặt hơn đối với điều kiện xin thường trú nhân và nhập tịch, nhưng Phần Lan vẫn là nước có nhiều chính sách thuận lợi cho việc du học cùng gia đình. Ví dụ nếu người vợ đi học bậc đại học hoặc cao học, cả chồng và con đều được đi cùng. Người chồng được học ngôn ngữ Phần Lan 1 năm và học nghề 2 năm (miễn phí), trong thời gian đi học có thể xin trợ cấp thất nghiệp. Người chồng cũng có quyền đi làm toàn thời gian. Con được đi học miễn phí, ăn trưa miễn phí ở trường và được chính phủ phát tiền tiêu vặt mỗi tháng.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đầu tháng 6, trên tài khoản mạng xã hội gần một triệu người theo dõi, Nguyễn Phương Ly đăng video kể về người mẹ đơn thân 12 năm, thông báo mẹ vẫn ế.
2 tuần trước - Là gen Z với những thế mạnh, năng lực riêng nhưng ba cô gái Trần Hương Lan, Lâm Nguyễn Thanh Thảo và Ngô An Hà Trang có chung niềm đam mê dành cho các môn STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học).
3 tuần trước - Quảng Nam- Sống sót sau vụ rơi máy bay của chiến dịch "Babylift" năm 1975, Odile được đưa sang Pháp nhưng dòng máu Việt đã khiến cô bắt đầu hành trình trở về.
3 tuần trước - Người lao động Australia có thể bỏ qua tin nhắn, email, cuộc gọi của cấp trên theo luật về "quyền ngắt kết nối" ngoài giờ làm, có hiệu lực từ 26/8.
1 tháng trước - Chỉ tự học trên các nền tảng mạng xã hội, Nguyễn Hữu Tiến (14 tuổi) trú tại thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã biết và sử dụng được 5 thứ tiếng.
Xem tin bài khác
32 phút trước - Nhiều đoạn suối vách đá dựng đứng, các chiến sĩ công an, quân đội... tay không bám đá, vượt dòng suối dữ, tìm nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở núi cuốn hơn 30 người xuống suối ở Cao Bằng.
32 phút trước - Rạng sáng 19-9, đội hình tình nguyện khắc phục hậu quả bão Yagi của tuổi trẻ TP.HCM xuất quân đến các tỉnh phía Bắc.
50 phút trước - Cuộc đoàn tụ giúp những người con tìm về nguồn cội sau 70 năm người ông, người cha của họ rời khỏi làng quê và mất liên lạc từ đó.
2 giờ trước - Mang theo tất cả yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần quyết tâm dốc hết sức mình hỗ trợ người dân khắc phục ảnh hưởng của bão, lũ, đội hình thanh niên tình nguyện của TP.HCM đã lên đường đến với các địa phương miền núi phía bắc.
2 giờ trước - Vuốt phẳng số tiền dành dụm trong ba tháng, bà Đặng Tố Nga, 82 tuổi, người bán bánh tại chợ Đồng Xuân Berlin, bỏ vào thùng quyên góp ủng hộ đồng bào bão lũ.