ttth247.com

Ngành bia rượu trước đề xuất tăng thuế chưa từng có, chuyên gia hiến kế giảm "sốc"

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về đề xuất tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia, theo đó các mặt hàng này sẽ phải chịu mức thuế suất cao, dự kiến sẽ tăng liên tục bắt đầu từ năm 2026 đến năm 2030, từ mức 65% lên đến 100%.

Cụ thể, tại dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đưa ra hai phương án lộ trình tăng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia.

Phương án 1, tăng từ mức 65% của năm 2025 lên 70% năm 2026 và liên tiếp tăng thêm 5% mỗi năm lần lượt là 75%, 80%, 85%, 90% với các năm 2027, 2028, 2029 và 2030.

Phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia từ 65% năm 2025 lên thẳng 80% năm 2026, sau đó tiếp tục tăng 5% mỗi năm lên mức cao nhất là 100% vào năm 2030. Tương tự, mặt hàng rượu trên 20 độ cũng được đề xuất hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt giống với mặt hàng bia.

Như vậy, theo phương án 2 của dự thảo Hồ sơ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các sản phẩm rượu, bia lại đang có nguy cơ phải đối mặt với đề xuất tăng thuế lớn nhất chưa từng có trong lịch sử về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia.

Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Bộ Tài chính đưa nhóm mặt hàng đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức thuế áp dụng với nước giải khát có tỷ lệ đường 5gr/100ml theo Tiêu chuẩn Việt Nam, gồm nước giải khát có ga, chứa chè, cà phê, nước trái cây; nước uống tăng lực, điện giải, nước uống thể thao... là 10%.

Hội thảo "Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp" ngày 14/8.

Tại Hội thảo "Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp" do Báo Đầu tư tổ ngày 14/8, bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho biết ngành đồ uống hiện gặp nhiều khó khăn liên tiếp từ đại dịch Covid, xung đột chiến tranh... khiến đầu vào tăng cao, gây khó khăn doanh nghiệp ngành đồ uống.

Bên cạnh đó, việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp cũng như lối sống, hành vi người tiêu dùng có sự thay đổi, cũng "bồi thêm khó khăn" đối với ngành hàng này.

Những yếu tố này khiến cho các doanh nghiệp lớn trong ngành đều giảm doanh thu, lợi nhuận từ một đến hai con số, trong những năm gần đây.

Dẫn chứng, bà Vân Anh nêu rõ: Năm 2021, lợi nhuận bình quân toàn ngành giảm 12%; năm 2022 giảm 6% và năm 2023 giảm khoảng 10-12% so với năm trước. Trong bối cảnh đó, thu ngân sách toàn ngành giảm bình quân 10%/năm giai đoạn 2020-2023.

Đại diện cho các doanh nghiệp, bà Chu Thị Vân Anh ủng hộ mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, trong thực trạng của ngành và bối cảnh còn khó khăn, hiệp hội kiến nghị cân nhắc xem xét lộ trình tăng thuế hợp lý và giãn tiến độ.

Tránh "sốc thuế" tiêu thụ đặc biệt

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cao, liên tục có thể không mang lại hiệu quả cao như mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt đề ra.

"Có thể việc tăng thuế làm tăng giá bán, có thể hạn chế sản xuất rượu bia, tuy nhiên chưa hẳn đã đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng mặt hàng rượu bia do thực tế việc tăng thuế cao có thể dẫn đến hàng nhập lậu tăng, người tiêu dùng có thu nhập phân khúc cao chuyển sang uống rượu, bia nhập lậu, gây thất thu thuế cho Nhà nước", bà Cúc nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam.

Bà Cúc đề xuất, thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu năm đầu tiên có thể tăng 5% như dự thảo, nhưng các năm sau cần giãn ra, hai hoặc ba năm mới tăng một lần 5% để chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể chuyển đổi dần dần.

"Chúng tôi hoàn toàn đồng thuận quan điểm tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo tỷ lệ phần trăm đối với rượu, bia theo theo lộ trình trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030. Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ mức độ tăng tỷ lệ thuế suất cũng như lộ trình tăng hợp lý, tạo điều kiện để ổn định thị trường. Qua đó, giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng dần thuế đến năm 2030, tránh bị "sốc" do tăng nhanh, đột ngột", bà Cúc khuyến nghị.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Nguyên Vụ trưởng Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính).

Trong khi đó ông Nguyễn Văn Phụng, Nguyên Vụ trưởng Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) cho rằng, thuế nói chung cũng như thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng, nhiệm vụ chính của nó là sáng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời việc thu thuế sẽ tác động thay đổi hành vi về sản xuất, về tiêu dùng, về thu nhập. Cùng với việc đó sẽ có tác dụng trong việc tác động đến quan hệ cung cầu, quan hệ trong xã hội.

"Tuy nhiên, thuế không phải là chìa khóa vạn năng, mục tiêu chính vẫn là để sáng tạo nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước. Việc điều chỉnh các loại thuế cũng nằm trong chiến lược bài bản của nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh bây giờ, chúng ta phải tích cực chống tham nhũng, cho nên chính sách thuế càng phải công tâm, càng phải hiệu quả, càng phải nghiên cứu kỹ càng", ông Phụng nhấn mạnh.

Lộ trình tăng thuế cần được giãn cách hợp lý với lộ trình dài hơn đối với các mặt hàng rượu, bia và thuốc lá và tiến tới chỉ dừng ở mức thuế suất tối đa là 80%, để doanh nghiệp có đủ thời gian thích nghi và điều chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp.

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tư vấn thuế Deloitte Việt Nam.

Theo tôi, việc tăng thuế là cần thiết nhưng vấn đề là cách tính thuế như thế nào cho hợp lý.

Có 5 lưu ý sau đây:

Thứ nhất, cần cân nhắc lộ trình đánh thuế. Không thể để 2 phương án như đề xuất mà phải có thêm 1 lộ trình đánh thuế khác biệt. Lộ trình phải có thời gian giãn cách là 2,3 năm sau mới bắt đầu đánh thuế để doanh nghiệp có đủ thời gian thích ứng. Theo tôi, nên bắt đầu đánh thuế từ năm 2027.

Thứ 2, cần xác định rõ mức thuế xuất cao nhất đến năm 2030 là bao nhiêu. Nếu mức thuế quá cao thì sẽ khiến doanh thu của các doanh nghiệp bị sụt giảm, gây ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế. Hơn nữa, phải có căn cứ thuyết phục để đưa ra mức thuế suất cao nhất.

Thứ 3, mức thuế áp dụng cho bia phải khác thuế áp dụng cho các sản phẩm rượu. Về sản phẩm bia: đối với dòng bia có nồng độ cồn là 0% thì không nên đánh thuế. Đề xuất này mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có cơ hội để tái cơ cấu sản xuất. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt của bia phải khác với mức của rượu và nên thấp hơn mức của rượu.

Thứ 4, nên xem lại mức thuế nhập khẩu áp dụng cho rượu nhập khẩu, nếu đang miễn thuế cho sản phẩm rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ thì phải xem xét lại để tạo sự bình đẳng cho các sản phẩm trong nước.

Thứ 5, nếu chỉ tăng thuế là chưa đủ, phải cân nhắc thêm cả các biện pháp khác nữa, ví dụ tăng cường xử lý gian lận thương mại, phải kiểm soát được hoạt động sản xuất rượu thủ công để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cũng phải chịu thuế như những mặt hàng sản xuất trong nhà máy.

Ông Phan Đức Hiếu

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia rượu tại dự thảo là quá cao, tăng quá sốc, chưa từng có tiền lệ và sẽ tác động rất lớn đến toàn ngành… Đó là quan ngại của doanh nghiệp tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập...
1 tháng trước - Phó Tổng thư ký, kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI Đậu Tuấn Anh cho biết, đa phần doanh nghiệp đều đồng tình với nghĩa vụ phải nộp thuế, nhưng việc đánh thuế như thế nào lại phải phải gắn với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1 tháng trước - Đề xuất cách tính thuế hỗn hợp trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của hãng bia cao cấp Heineken được Bộ Tài chính khẳng định là không phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
1 tháng trước - Trong khi Công ty CP Tập đoàn Yeah1 - nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế 'Anh trai vượt ngàn chông gai' vừa vay gần 190 tỷ đồng từ 3 cá nhân. Trong khi đó, Quốc Cường Gia Lai cũng đang nợ tiền tỷ từ nhiều người, trong đó bao...
1 tháng trước - Trong khi Công ty CP Tập đoàn Yeah1 - nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế 'Anh trai vượt ngàn chông gai' vừa vay gần 190 tỷ đồng từ 3 cá nhân. Trong khi đó, Quốc Cường Gia Lai cũng đang nợ tiền tỷ từ nhiều người, trong đó bao...
Xem tin bài khác
27 phút trước - Để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, nhà trọ cho thuê, nhiều kiến nghị, đề xuất giảm các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
4 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
4 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
4 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.