ttth247.com

Ngành Kỹ thuật, Khoa học tự nhiên chiếm 40% công bố quốc tế của Việt Nam

Mỗi năm Việt Nam có trên 18.000 công bố quốc tế, 40% thuộc lĩnh vực Kỹ thuật và Khoa học tự nhiên, kế đó là Khoa học máy tính.

Trong báo cáo ngày 9/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam những năm qua tăng ổn định, chiếm phần lớn tổng số của cả nước.

Năm 2022 và 2023, cả nước lần lượt có hơn 18.400 và 19.400 bài báo Scopus, riêng 67 trường đại học chiếm khoảng 82-83% số này. Tính tới tháng 7 năm nay, các trường cũng chiếm gần 85% trong số 12.500 nghiên cứu đã công bố quốc tế của Việt Nam.

Những đơn vị dẫn đầu là Đại học Quốc gia TP HCM, Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Duy Tân, Tôn Đức Thắng...

Theo thống kê, lĩnh vực Khoa học tự nhiên có số công bố nhiều nhất, chiếm 21%, tiếp đến là Kỹ thuật 20%, Khoa học máy tính 13%.

"Đây là điểm sáng trong nghiên cứu khoa học. Các thầy cô cũng hướng đến các tạp chí chất lượng chứ không chỉ đơn thuần chú trọng số lượng", bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, chia sẻ.

Các lĩnh vực Khoa học sự sống và nông nghiệp, thú y; Toán; Khoa học xã hội, nghệ thuật và nhân văn; Sức khỏe; Kinh doanh, quản trị và kế toán chiếm 7-8% mỗi nhóm.

Tuy nhiên, theo Cục Thông tin Khoa học công nghệ quốc gia, các trường đại học đóng góp hơn 80% tổng số nghiên cứu khoa học, chiếm khoảng 3/4 số cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ, song kinh phí nghiên cứu và phát triển (R&D) dành cho khối này chỉ chiếm 6,75% tổng chi cho R&D trong toàn quốc.

Công bố quốc tế được cho là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực của các nhà nghiên cứu và quyết định xếp hạng đại học. Trên thế giới có hai cơ sở dữ liệu khoa học uy tín là ISI và Scopus. Với hơn 18.000 công bố mỗi năm, ba năm qua, Việt Nam đều trong top 50 quốc gia dẫn đầu về hoạt động này.

Bộ đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường dần gắn với đào tạo, góp phần tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; nhiều đề tài đóng góp cho các ngành công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần duy trì và giúp các trường có vị trí tốt trong các bảng xếp hạng quốc tế.

Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động đào tạo còn hạn chế, doanh nghiệp ít đặt hàng và không thường xuyên phối hợp trong nghiên cứu.

Trong năm tới, Bộ đề nghị các trường quy hoạch những lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm, ưu tiên gắn với thế mạnh đào tạo; chú trọng hợp tác ba bên: trường đại học, doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu. Song song đó, các đơn vị cần bảo đảm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, tăng cường kiểm soát liêm chính khoa học, chủ động lồng ghép nội dung về sở hữu trí tuệ, kỹ năng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vào chương trình.

Thanh Hằng - Dương Tâm

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đến hết ngày 18.8, phần lớn trường ĐH đã công bố điểm chuẩn. Điểm chuẩn các ngành sư phạm năm nay rất ấn tượng, đặc biệt với tổ hợp C00 (văn, sử, địa).
1 tháng trước - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ tại hội nghị đại học 2024 diễn ra ngày 9-8 cho rằng vẫn còn trường có nhiều phương thức xét tuyển phức tạp, trong khi khó dự đoán lượng thí sinh ảo.
1 tháng trước - Điểm chuẩn Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM có thể tăng, còn Bách khoa không biến động nhiều, theo đại diện hai trường.
1 tháng trước - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối Steam khoa học kỹ thuật, công nghệ và toán có tỉ lệ đăng ký nguyện vọng vẫn chiếm 30% và mức tăng trưởng năm nay là 11%
1 tháng trước - Bộ GD-ĐT đã có thống kê ban đầu về những nhóm ngành thu hút nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển nhất trong năm nay. Đây là những nhóm ngành có điểm chuẩn cao. Năm nay, điểm chuẩn các ngành này có tiếp tục tăng?
Xem tin bài khác
3 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
4 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.
5 giờ trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
7 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
9 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.