ttth247.com

Nghiện thuốc lá, bia rượu tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Hút thuốc lá có thể sưng viêm và hẹp đường thở, còn uống rượu bia khiến nhịp thở chậm, tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Người bệnh ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, xảy ra nhiều lần trong một giờ. Thạc sĩ, bác sĩ Mai Mạnh Tam, Phó khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường. Người bệnh thường mệt mỏi vào ban ngày, kém tập trung, có thể dẫn đến tai nạn, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến ngưng thở khi ngủ như tuổi cao, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, bất thường về cấu trúc giải phẫu ở sọ mặt và đường hô hấp trên, béo phì... Thói quen hút thuốc, uống rượu cũng có liên quan. Bác sĩ Tam lý giải khói thuốc lá, thuốc lào, xì gà... có thể gây kích ứng viêm biểu mô niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến phù nề, làm hẹp đường dẫn khí. Điều này cản trở không khí lưu thông, hiệu quả cung cấp oxy và đào thải khí cacbonic bị giảm sút.

Nicotine trong khói thuốc có thể làm tê liệt hoạt động lông mao của đường thở, khiến chất nhầy, các bụi bẩn, vi trùng... tích tụ khó bị đào thải ra ngoài, dễ dẫn đến viêm nhiễm, tắc nghẽn. Đồng thời, phản xạ bảo vệ thần kinh cơ của đường hô hấp cũng suy giảm, trương lực cơ giảm, không đảm bảo giữ được lòng ống dẫn khí đủ thông thoáng khi ngủ, cản trở sự trao đổi khí. Phản ứng đánh thức - một bản năng tự kích thích tỉnh giấc của cơ thể khi hơi thở bị suy yếu cũng giảm, làm tăng thời gian ngừng thở, giảm thở ở người bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng làm tăng ức chế hô hấp, kích thích thanh quản, tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Philadelphia, Mỹ, trên 101.800 trẻ em 3-18 tuổi tiếp xúc với khói thuốc thụ động cho thấy tỷ lệ mắc ngưng thở khi ngủ cao gấp 1,48 lần so với trẻ không tiếp xúc. Bố, mẹ hút thuốc trước, trong và sau thai kỳ cũng khiến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ phát triển hội chứng này.

Theo bác sĩ Tam, bia rượu làm rối loạn và ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giảm phản ứng của não đến các cơ quan, tín hiệu bị gián đoạn giữa não và các cơ hô hấp, nhịp thở thường chậm hơn, hơi thở nông, khả năng thở suy giảm. Mô và cơ vùng cổ họng có xu hướng giãn ra, làm hẹp đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí ra vào hầu họng, tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Quá trình chuyển hóa ethanol trong bia rượu cũng gây rối loạn nhịp sinh học, thay đổi chu kỳ và giảm chất lượng giấc ngủ, nhất là khi uống vào buổi tối hoặc ngay trước khi ngủ.

Người bệnh đang điều trị ngưng thở khi ngủ tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Ảnh minh họa: Thành Trung

Người bệnh điều trị ngưng thở khi ngủ tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Ảnh minh họa: Thành Trung

Để tránh bị ngưng thở khi ngủ và những rủi ro sức khỏe, bác sĩ Tam khuyên người hay uống rượu bia, hút thuốc nên bỏ thói quen này. Không nên ăn quá no ngay trước giờ đi ngủ, kê gối cao hoặc nằm ngủ nghiêng một bên. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, tập thể dục thường xuyên duy trì cân nặng hợp lý.

Hầu hết người bị ngưng thở khi ngủ khó có thể tự nhận biết. Do đó, khi có một trong các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như thường xuyên ngủ ngáy, ngáy to, thức giấc nhiều lần trong đêm, mất tập trung trong công việc, nhức đầu vào buổi sáng... người bệnh nên đi khám. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bệnh lý đi kèm mà bác sĩ tư vấn và điều trị phù hợp. Người bệnh cần thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, phẫu thuật hoặc đeo máy thở áp lực dương liên tục (auto CPAP) khi ngủ.

Trịnh Mai

Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với các cơ quan như não, mạch máu, tim, thận, bao gồm đột quỵ, nhồi máu não...
1 tháng trước - Chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên, tránh bia rượu và thuốc lá, ngủ đủ giấc có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm rối loạn cương.
1 tháng trước - Ngủ ngáy, buồn ngủ vào ban ngày, đau đầu khi thức dậy là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu oxy khi ngủ.
5 ngày trước - 'Có những trường hợp dù ăn uống điều độ, có tập luyện nhưng vẫn bị tăng cân. Nguyên nhân là do một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Ông Rajiv Bhagwat, bác sĩ tim mạch can thiệp, Bệnh viện chuyên khoa Nanavati Max Super, Mumbai (Ấn Độ), giải thích các yếu tố nguy cơ gây ra những cơn đau tim vào ban đêm.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.