ttth247.com

Ngôi nhà Lào giữa lòng TP.HCM

20 năm, ký túc xá sinh viên Lào hiện diện trên con đường Cách Mạng Tháng Tám sầm uất của quận 3 (TP.HCM) như một minh chứng cho biểu tượng hữu nghị giữa hai nước.

Bao năm qua nơi này trở thành "mái nhà chung" của nhiều du học sinh Lào và Campuchia khi được cử đến TP.HCM (Việt Nam) học tập.

Nơi vun đắp tình hữu nghị

Thành lập năm 2004, ký túc xá tiếp nhận, quản lý và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho lưu học sinh hai nước bạn theo chương trình học bổng của UBND TP.HCM. Năm đầu tiên đón 31 sinh viên Lào. Từ năm 2008 có thêm 5 sinh viên Campuchia đầu tiên vào ở. Sau 20 năm, ký túc xá sinh viên Lào đã đón 697 sinh viên Lào và Campuchia.

Nhiều bạn đã đến và trở về xây dựng quê hương sau những năm tháng ở ngôi nhà chung này. Chính các bạn góp phần làm cầu nối vun đắp thêm tình đoàn kết keo sơn, quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam với Lào và Campuchia.

Ở đó các bạn có dịp tham gia nhiều chương trình, hoạt động tìm hiểu về lịch sử, con người, văn hóa Việt Nam. Đồng thời cũng có cơ hội giới thiệu thêm về đất nước, truyền thống và văn hóa của nước mình với bạn bè, người dân TP.HCM qua các sinh hoạt giao lưu văn hóa với sinh viên, thanh niên và người dân TP.

Làm tốt nhiệm vụ, ký túc xá sinh viên Lào đã nhận được khen thưởng các cấp nhiều lần. Trong đó có Huân chương Lao động hạng 3 của Chủ tịch nước Việt Nam vào các năm 2012 và 2019.

Chính phủ Lào đã tặng Huy chương hữu nghị vì góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào cùng những đóng góp trong quá trình xây dựng đất nước Lào năm 2014.

Nghiên cứu sinh ngành quản trị kinh doanh tại ĐH Kinh tế TP.HCM Thon Bunheng (Campuchia) nói chính nhờ ở đây đã giúp anh hiểu hơn về văn hóa Việt Nam. Nhiều sinh viên Lào và Campuchia chọn ăn Tết Nguyên đán với người Việt Nam.

Nhờ đó càng hiểu hơn văn hóa truyền thống, được thưởng thức nhiều món ăn ngày tết của Việt Nam, phần nào vơi bớt cảm giác nhớ nhà và cảm nhận rõ nét sự gắn kết hữu nghị giữa ba nước.

Như ở giữa quê hương

Với không ít lưu học sinh Lào và Campuchia, họ nhắc về ký túc xá như một ký ức đẹp thời thanh xuân. Đã ba năm gắn bó với TP.HCM, Latsamy Simanichan hiện là nghiên cứu sinh Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng là trưởng ban tự quản sinh viên Lào, nói đó như "ngôi nhà thứ hai" của các bạn.

"Qua giao lưu văn hóa, thể thao cùng các sự kiện, hoạt động giao lưu hữu nghị tại ký túc xá, tôi có cơ hội tìm hiểu truyền thống, lịch sử, phong cách sống và cảm nhận rõ sự cởi mở, hiếu khách, tinh thần đoàn kết của người Việt. Tôi rất ấn tượng với những điều này, thấy mình gắn bó hơn với đất nước, con người nơi đây" - anh Latsamy nói.

Với Phoummy Bin, sinh viên Lào đang học Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, năm năm sinh sống tại TP.HCM là trải nghiệm rất đáng nhớ. Nhưng có lẽ nhớ nhất chính với cô gái này là thời điểm TP.HCM bị phong tỏa vì dịch COVID-19. Chính ban giám đốc, ban quản lý đã cùng ở lại ký túc xá, kịp thời hỗ trợ sinh viên Lào và Campuchia phải cách ly tại chỗ.

"Chúng tôi được phát thuốc men, phát cơm và luôn được động viên giữ gìn sức khỏe, tinh thần. Tôi biết lúc đó mọi thứ khá thiếu thốn nhưng các anh chị luôn huy động, tìm viện trợ cung cấp đồ dùng thiết yếu cho chúng tôi. Tôi nhớ hoài phương châm "Không ai bị bỏ lại phía sau" của TP khi ấy" - Phoummy Bin nhớ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Ký túc xá sinh viên Lào là "ngôi nhà chung" của bao thế hệ du học sinh Lào, Campuchia trưởng thành cùng hành trình chinh phục tri thức khi học tại TP.HCM.
4 ngày trước - 100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã tụ hội tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang chiều 18-10 nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 của báo Tuổi Trẻ.
4 ngày trước - 100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã tụ hội tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang chiều 18-10 nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 của báo Tuổi Trẻ.
1 tháng trước - Tốt nghiệp phổ thông hai năm trước, nhưng năm nay H’Nhé (20 tuổi, quê Gia Lai) mới vào học ở Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn (TP.HCM). Bởi H’Nhé không có tiền đi học.
3 tuần trước - Quảng Trị là tỉnh thành đông ứng viên gửi hồ sơ đăng ký học bổng “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ nhất. Hàng trăm hoàn cảnh nghèo, có số phận khó khăn cùng cực, tương ứng với hàng trăm nghị lực vươn lên, và khát khao trở thành bác...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Mong muốn hỗ trợ cho học sinh dễ hình dung về hình học không gian, cô Phạm Thị Thanh Tâm cùng học trò Trường THPT Trần Phú (quận Tân Phú, TP.HCM) đã dành thời gian 12 tháng nghiên cứu làm ra mô hình toán học.
1 giờ trước - Vòi rồng xuất hiện tại vùng biển xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, Bình Định) được người dân quay video, đăng trên mạng xã hội Facebook thu hút nhiều người quan tâm.
1 giờ trước - Không chỉ được hòa mình vào không gian nghệ thuật đầy cảm hứng, người tham gia triển lãm do Dragon Capital Việt Nam tổ chức tại Hà Nội còn được lắng nghe chia sẻ của hai khách mời: Fashionista hàng đầu với hơn nửa triệu người theo dõi...
1 giờ trước - Tôi đã dành rất nhiều sự chuẩn bị cho đêm tân hôn này thế nhưng… Tôi gặp người vợ hiện tại trong một lần...
2 giờ trước - Chiều 22-10, Đại tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Chansamone Chanyalath đã có buổi hội đàm và ký kết trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2 tại Mộc Châu, Sơn La.