ttth247.com

Người bệnh suy thận ăn đạm thế nào cho đúng?

Theo BS CKII Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, suy thận mạn là một bệnh lý không lây, diễn tiến từ từ và hầu như không hồi phục. Tuy chế độ dinh dưỡng không giúp người bệnh phục hồi được chức năng thận nhưng nếu người bệnh không có chế độ ăn phù hợp và không kiêng khem đúng mực thì các thực phẩm chuyển hóa sẽ tăng gánh nặng cho thận.

Người bệnh suy thận ăn đạm thế nào cho đúng?- Ảnh 1.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với người bệnh suy thận

Freepik

Khi thận làm việc quá tải sẽ dẫn đến hậu quả làm cho thận bị giảm chức năng và dễ diễn tiến đến các giai đoạn bệnh nặng hơn, thậm chí có thể phải chạy thận nhân tạo.

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với người bệnh suy thận (nhất là người bệnh đang trong các giai đoạn chưa phải chạy thận nhân tạo) nhằm giúp người bệnh duy trì được chức năng thận trong thời gian lâu dài. Làm chậm diễn tiến của quá trình suy thận, giảm nguy cơ phải chạy thận nhân tạo.

Ăn đúng lượng và loại đạm

BS CKII Nguyễn Thị Diễm Hương cho biết chế độ dinh dưỡng thông thường sẽ phải tùy theo tình trạng của từng người bệnh mà các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chỉ định cụ thể. Tuy nhiên, đối với người bệnh suy thận, chế độ dinh dưỡng đa phần sẽ theo nguyên tắc giảm muối, giảm kali, giảm phốt pho, giảm đạm và uống nước đúng cách.

Đạm hay còn gọi làprotein, sản phẩm chuyển hóa của protein là urê. Khi ăn quá nhiều đạm trong ngày thì lượng urê sẽ tăng cao trong máu thận không lọc hết được, gây nên hội chứng urê huyết cao dẫn đến tình trạng suy thận nặng hơn. Ăn đúng lượng và loại đạm sẽ giúp bảo vệ thận, làm chậm tiến triển bệnh thận.

Đối với người bình thường, lượng đạm cho phép mỗi ngày là 1 gram/1 kg cân nặng.

Lượng đạm cho phép mỗi ngày đối với người bệnh suy thận thận giai đoạn 1 và 2 là 0,8 gram đạm/kg cân nặng. Ví dụ: Người nặng 50 kg, lượng đạm cho phép hằng ngày: 0,8 x 50 = 40 gram đạm/ngày. Ở giai đoạn 3, lượng đạm sẽ vào khoảng 0,6 gram/kg cân nặng/ngày. Ở giai đoạn 4 - 5, lượng đạm có thể từ 0,4 - 0,6 gram/kg cân nặng/ngày.

Người bệnh suy thận ăn đạm thế nào cho đúng?- Ảnh 2.

Người bị suy thận thường hay mệt mỏi

Pexels

Đối với người đang lọc máu định kỳ, lượng đạm cần thiết mỗi ngày là 1,2 gram/kg cân nặng để bồi hoàn lượng đạm bị mất đi trong khi lọc máu.

Lượng đạm trung bình chứa trong 100 gram thịt, cá là 16 - 20 gram. Như vậy, người 50 kg có thể dùng khoảng 200 gram thịt, cá mỗi ngày.

Người bệnh suy thận có thể lựa chọn nguồn đạm từ các loại thịt trắng như thịt gà, cá,… thay cho các loại thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật,… Trong rau củ quả cũng có hàm lượng protein nhất định. Ví dụ như trong 100 gram gạo tẻ có khoảng 8 gram protein,… Các chất thay thế muối có thể chứa lượng kali cao.

Thức ăn chứa nhiều kali như chuối, khoai, cà chua, dưa hấu, bơ, gạo lứt, sữa, đậu nhành, đậu xanh… Thức ăn chứa ít kali như táo, lê, cam, quýt, mận, đào, cà rốt, bánh mì trắng, gạo trắng, gạo nấu chín…

Nên cân đối lượng đạm trong ngày, nếu đã sử dụng đạm từ nguồn động vật thì nên hạn chế lượng đạm từ thực vật. Có thể thay cơm bằng bún tươi hoặc miến, các loại tinh bột này không chứa lượng đạm cao.

>>> Bài tiếp sau: Người bệnh thận nên hạn chế ăn gì?

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Chế độ dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với người bệnh suy thận (nhất là người bệnh đang trong các giai đoạn chưa phải chạy thận nhân tạo) nhằm giúp người bệnh duy trì được chức năng thận trong thời gian lâu dài.
1 tháng trước - 'Khổ qua có vị đắng đặc trưng, mang đến vô số lợi ích cho sức khỏe'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Nhiều người bị mỡ máu, huyết áp, tim mạch không dám ăn trứng vì lo lượng cholesterol trong trứng cao gây nguy hiểm cho bệnh. Thực tế trứng gà có nguồn chất béo rất quý, y học cổ truyền có nhiều món ăn - bài thuốc dùng trứng để phòng chữa...
1 tháng trước - Tôi mắc bệnh tiểu đường, thích uống nước dừa nhưng sợ tăng đường huyết. Uống nước dừa thế nào để an toàn cho sức khỏe, không làm tăng lượng đường trong máu? (Hồng Anh, Bình Dương)
3 tuần trước - Hà Nội- Chàng trai 32 tuổi, chết não do tai nạn giao thông, hiến hai quả thận, giác mạc, tim, gan, trong đó quả tim được chuyển vào TP HCM cứu nam bệnh nhân 20 tuổi.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trước khi vào viện 1 tuần, nữ bệnh nhân xuất hiện đau thắt lưng, đau lan ra đằng trước kèm theo buồn nôn, toàn thân mệt mỏi.
2 giờ trước - 'Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, vì vậy nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm là rất quan trọng để cứu mạng người bệnh'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
2 giờ trước - Ung thư ruột thừa có các triệu chứng khá giống với viêm ruột thừa. Trong hầu hết trường hợp, ung thư chỉ chẩn đoán khi ruột thừa đã được cắt bỏ và mang đi kiểm tra. Cũng như các loại ung thư khác, việc phát hiện sớm ung thư ruột thừa đóng...
2 giờ trước - Hành trình giảm cân thường tập trung vào chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Thế nhưng, một yếu tố có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm cân nhưng lại ít được biết đến là nhai đúng cách.
2 giờ trước - Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, còn gọi là tiền tiểu đường, thường được khuyên nên theo chế độ ăn hạn chế calo để ngăn ngừa tình trạng chuyển biến thành bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện.