ttth247.com

Người bệnh suy thận hạn chế ăn gì?

BS CKII Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, cho biết chế độ dinh dưỡng thông thường sẽ phải tùy theo tình trạng của từng người bệnh mà các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chỉ định cụ thể. Tuy nhiên, đối với người bệnh suy thận, chế độ dinh dưỡng đa phần sẽ theo nguyên tắc giảm muối, giảm kali, giảm phốt pho, giảm đạm và uống nước đúng cách.

>>> Người bệnh suy thận ăn đạm thế nào cho đúng?

Người bệnh suy thận hạn chế ăn gì?- Ảnh 1.

Đối với người bệnh suy thận, chế độ dinh dưỡng đa phần sẽ theo nguyên tắc giảm muối

Pexels

Hạn chế tối đa natri (muối)

Khi chức năng lọc của thận bị suy giảm, natri trong máu có xu hướng tăng lên. Natri là một chất điện giải quan trọng trong cơ thể, có vai trò duy trì cân bằng nước và áp suất máu. Khi natri trong máu tăng, nó sẽ kéo theo nước vào mạch máu, làm tăng khối lượng máu lưu thông. Điều này gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Tăng natri trong máu dẫn đến tăng huyết áp. Tăng huyết áp lại làm tổn thương thêm thận, khiến chức năng lọc của thận tiếp tục suy giảm. Khi chức năng lọc nước của thận bị suy giảm, nước dư thừa không được loại bỏ hiệu quả, dẫn đến tình trạng ứ nước trong cơ thể. Điều này cũng góp phần làm tăng huyết áp. Vòng luẩn quẩn này tiếp tục lặp đi lặp lại, dẫn đến tình trạng suy thận ngày càng nghiêm trọng hơn.

Người bệnh nên chọn và chuẩn bị các loại thức ăn ít muối và ít natri để kiểm soát huyết áp, giảm tải cho tim và thận. Khẩu phần chỉ nên chứa dưới 2.300 mg natri mỗi ngày (tương ứng với 1 muỗng cà phê muối gạt ngang). Khi chế biến thức ăn hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị, đặc biệt là muối.

Ngoài ra, các loại cá biển, hải sản cũng chứa hàm lượng natri cao, người bệnh nên thay thế bằng các loại cá nước ngọt.

Hạn chế các thực phẩm chứa kali

Khi kali tích tụ nhiều trong máu sẽ ảnh hưởng đến tim mạch gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim. Kali có mặt hầu hết trong tất cả các loại rau xanh, củ, quả, trái cây,… Lựa chọn các thức ăn chứa lượng kali thích hợp để giúp hệ thần kinh, tim, cơ bắp hoạt động thích hợp. Người bệnh có thể tham khảo về lượng kali trong các loại thực phẩm trong bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam để hạn chế đúng cách.

Các chất thay thế muối có thể chứa lượng kali cao.

Thức ăn chứa nhiều kali: Chuối, khoai, cà chua, dưa hấu, bơ, gạo lức, sữa, đậu nhành, đậu xanh…

Thức ăn chứa ít kali: Táo, lê, cam, quýt, mận, đào, cà rốt, bánh mì trắng, gạo trắng, gạo nấu chín,…

Hạn chế các thực phẩm chứa phốt pho

Trong chế độ ăn của người bệnh suy thận, nên hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều phốt pho. Vì phốt pho sẽ lấy canxi ra khỏi xương, nếu chế độ ăn quá nhiều phốt pho sẽ làm cho người bệnh suy thận dễ mắc thêm tình trạng loãng xương.

Phốt pho chứa nhiều trong các sản phẩm từ sữa, phô mai, thịt cá, đồ uống có ga, bia, lòng đỏ trứng,… Một số loại thực phẩm có thể chứa phốt pho làm thành phần phụ gia, người bệnh nên tham khảo nhãn mác sản phẩm trước khi sử dụng.

Uống nước đúng cách

Khi chức năng thận suy giảm, việc lọc nước ở thận cũng bị suy giảm. Uống nước đúng cách sẽ giúp người bệnh duy trì được tình trạng bệnh được ổn định hơn.

Người bệnh suy thận hạn chế ăn gì?- Ảnh 2.

Uống nước đúng cách là điều cực kỳ quan trọng

Pexels

Ở giai đoạn 1 và 2: Người bệnh chưa có dấu hiệu của thiểu niệu (đi tiểu ít) có thể tính lượng nước uống tương đương với người bình thường ở khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Ở giai đoạn 3 và 4: Khi tình trạng thiểu niệu xảy ra, lúc này thận đã suy giảm chức năng lọc nước. Người bệnh phải chú ý về lượng nước trong ngày, cụ thể lượng nước uống vào phải tương đương với lượng nước thải ra cộng thêm khoảng 300 - 500 ml tùy theo môi trường sống, lượng mồ hôi mà người bệnh có thể cân nhắc.

Nếu thời tiết nắng nóng, người bệnh ra nhiều mồ hôi có thể cộng thêm 500 ml, trường hợp thời tiết bình thường có thể cộng thêm khoảng 300 ml.

Với những nguyên tắc cơ bản trên, người bệnh suy thận sẽ duy trì được tình trạng bệnh ổn định, giảm nguy cơ diễn tiến đến giai đoạn lọc thận. Tuy nhiên, việc sử dụng chế độ ăn cần phải có tư vấn trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Người bệnh không tự ý sử dụng bất kỳ chế độ ăn nào khi chưa có tư vấn chuyên môn để tránh các biến chứng nguy hiểm làm bệnh nặng nề hơn.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Suy thận mạn là một bệnh lý không lây, diễn tiến từ từ và hầu như không hồi phục.
1 tháng trước - 'Một nghiên cứu mới đây phát hiện thời lượng tập thể dục tối thiểu để khắc phục những tác hại của ngồi nhiều'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tuần trước - Thịt chế biến, nước có gas, đồ ngọt, rượu bia chứa nhiều natri, kali, đường có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận và tăng lượng đường trong máu.
1 tháng trước - Công ty tôi có nhiều người trẻ nhưng bị đái tháo đường type 2. Tôi tưởng đây là bệnh người già. Tại sao người trẻ mắc bệnh này và làm gì để phòng ngừa? (Quang Thắng, 35 tuổi, Cần Thơ)
3 tuần trước - Ở tuổi 45 trở lên, khoảng 50% nam giới mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Tỉ lệ này tăng lên 70% ở tuổi 70 trở lên và hơn 90% ở tuổi trên 80. Bệnh tuy lành tính nhưng cũng gây nhiều hậu quả cho sức khỏe và đời sống của quý ông.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Theo Sở Y tế TP.HCM, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024 sẽ góp phần chấm dứt dịch sởi tại TP.
2 phút trước - Việc sử dụng rượu ngâm hạt na (mãng cầu) là biện pháp dân gian truyền miệng được cho là có hiệu quả trong việc loại bỏ chấy (nhiều vùng gọi là chí). Điều này liệu có đúng?
17 phút trước - Việc tập thể dục đã được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Và thời điểm tập luyện cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả việc tập luyện.
26 phút trước - Thoa các chất dưỡng ẩm, bổ sung một số loại thực phẩm vào chế độ ăn uống và tránh chất gây kích ứng da có thể làm dịu làn da khô.
1 giờ trước - Tuyên Quang- Người đàn ông 51 tuổi, có khối u mỡ khổng lồ nằm dưới tinh hoàn khiến đau tức vùng bìu, khó sinh hoạt.