ttth247.com

Người bị sởi nên ăn uống thế nào để nhanh hồi phục?

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 1.695 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, cao hơn gần 7 lần so cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, 676 trường hợp được xét nghiệm xác định dương tính, tăng 22,5 lần so năm ngoái.

Sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Người mắc bệnh thường sốt, ho, có nốt phát ban, mắt đỏ, chảy nước mũi... Biến chứng nặng hơn có thể gây viêm nhiễm thần kinh, rối loạn cơ, hệ vận động... Tổn thương lên các cơ quan có thể kéo dài, thậm chí có những trường hợp kéo dài vĩnh viễn như viêm não, viêm màng não, mù lòa…

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 1.695 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, cao hơn gần 7 lần so cùng kỳ năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 1.695 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, cao hơn gần 7 lần so cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, bệnh sởi còn có một năng lực vô cùng nguy hiểm là “xóa trí nhớ miễn dịch”. Sởi có thể phá hủy trung bình 40 loại kháng thể trong cơ thể người.

Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Hà (Viện Dinh Dưỡng) khuyến cáo: Khi bị sởi, cơ thể cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin A, kẽm và protein. Cụ thể:

Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc, rau cải xanh, rau bina... giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt và niêm mạc.

Thực phẩm giàu kẽm: Tôm, cua, hàu, sò, thịt bò, thịt gà, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó)... giúp tăng cường miễn dịch, rút ngắn thời gian ốm.

Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, trứng, sữa, đậu đỗ... giúp xây dựng lại các tế bào bị tổn thương.

Trái cây mềm: Chuối, bơ, táo chín... dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và vitamin.

Sữa và các sản phẩm từ sữa: Cung cấp canxi và protein, hỗ trợ quá trình phục hồi.

Bên cạnh đó, người bệnh nên uống đủ nước, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh các loại thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga và các chất kích thích.

Ngoài ra, người bệnh sởi nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, gừng... vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, làm các vết loét lâu lành hơn. Ngoài ra, các loại thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ uống có ga cũng nên tránh vì chúng khó tiêu, chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Thực phẩm giàu vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt và niêm mạc.

Thực phẩm giàu vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt và niêm mạc.

Các loại thực phẩm cứng, dai, chua cũng không phù hợp với người bệnh sởi. Chúng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng và gây khó khăn trong quá trình ăn uống. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các loại hải sản, trứng, đậu phộng... nếu có tiền sử dị ứng với các thực phẩm này.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, khi gia đình có người bị sởi, cần cách ly bệnh nhân tại phòng riêng sạch sẽ, thông thoáng, tránh gió lùa để tránh trở thành nguồn lây cho gia đình và những người xung quanh.

Bệnh sởi hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp cùng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh.

Khi bệnh nhân sốt cao dùng thuốc hạ sốt paracetamol, kết hợp bù nước, điện giải qua đường uống. Song song đó, người thân áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát. Vệ sinh da, nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol. Kháng sinh chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, thường được dùng trong trường hợp bội nhiễm, dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.

Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe trong quá trình điều trị, người thân cần báo ngay cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời. Các biện pháp hồi sức khác tùy theo triệu chứng người bệnh như hồi sức hô hấp khi suy hô hấp (thở oxy), hồi sức tim mạch,…

Hiện nay, chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, hiện có 3 loại vắc xin phòng sởi trong chương trình Tiêm chủng Mở rộng và dịch vụ bao gồm: Mũi sởi đơn, mũi vắc xin phối hợp sởi-rubella và sởi – quai bị - rubella. Trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên cần tiêm đúng lịch, đủ mũi vắc xin sởi.

Chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất.

Chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh sởi hiệu quả nhất.

Ngoài ra, người dân cần thực hiện thêm các biện pháp phòng bệnh như: Đeo khẩu trang khi ra đường đặc biệt là khi đến những nơi đông đúc, tránh tiếp xúc với người bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân (rửa tay thường xuyên, vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt hằng ngày), giữ ấm cơ thể kết hợp cùng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường đề kháng.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sởi lây dữ dội hơn Covid nhưng có thể phòng ngừa nhờ tiêm vaccine nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc đông người.
1 tháng trước - Stress ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối hoạt động tiêu hóa, làm chậm hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn, trào ngược dạ dày.
3 tuần trước - Canxi là nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe nhưng một số bệnh lý thường gặp như tim mạch, huyết áp, thận... việc bổ sung canxi không cẩn thận có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hoặc gây ngộ độc, nguy hiểm cho tính mạng.
1 tháng trước - Thái Nguyên- Sau khi ăn cơm với món tiết canh hấp, người đàn ông 50 tuổi sốt, rối loạn tiêu hóa, được chẩn đoán nhiễm khuẩn liên cầu kèm đột quỵ, tử vong.
1 tháng trước - Quảng Ninh- Bệnh nhân nam 60 tuổi, đi khám tim do đau thắt ngực, vô tình phát hiện khối u thực quản, sinh thiết ung thư.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.