ttth247.com

Stress gây rối loạn tiêu hóa như thế nào

Stress ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối hoạt động tiêu hóa, làm chậm hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn, trào ngược dạ dày.

Stress (căng thẳng) là phản ứng của cơ thể trước những thách thức, áp lực trong cuộc sống, biểu hiện qua triệu chứng thay đổi cảm xúc và hành vi. ThS.BS Đào Trần Tiến, Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết stress là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa. Hệ thống thần kinh trung ương kiểm soát toàn bộ quá trình tiêu hóa, do 95% chất serotonin - hormone quan trọng trong kiểm soát tâm trạng con người nằm trong bộ phận này.

Các tế bào thần kinh tại ống tiêu hóa và hệ thống thần kinh ruột cũng tham gia vào phản xạ nuốt, chi phối quá trình giải phóng enzym tiêu hóa thức ăn. Do đó, những thay đổi về tâm lý hoặc thần kinh đều có thể tác động đến đường ruột.

Khi gặp các vấn đề gây căng thẳng, cơ thể phản ứng bằng cách giải phóng các hormone như cortisol, adrenaline và noradrenaline. Các hormone này điều chỉnh phản ứng cơ thể như tăng nhịp tim, huyết áp, nhịp thở đồng thời làm tăng co thắt thực quản, tăng lượng axit trong dạ dày. Triệu chứng kèm theo điển hình như chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, rối loạn nhu động ruột. Trong trường hợp nặng, căng thẳng có thể làm giảm lưu lượng máu, giảm oxy đến thực quản, dạ dày, ruột, gây co thắt, kích hoạt phản ứng viêm.

Stress cũng có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột như giảm số lượng vi khuẩn có lợi lactobacillus, bifidobacterium. Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các vitamin, khoáng chất, giải phóng các chất chuyển hóa, men tiêu hóa.

Các tế bào thần kinh ruột chạy dọc đường ruột, từ thực quản đến trực tràng, có vai trò điều chỉnh hoạt động nuốt, giải phóng enzyme để phân hủy thức ăn, chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Căng thẳng thần kinh làm thay đổi quá trình này, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa.

Bác sĩ Tiến tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Tiến tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Stress còn là yếu tố kích hoạt triệu chứng bệnh như viêm loét dạ dày, bệnh ruột viêm, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích... Khi căng thẳng, một số người có thói quen dùng bia, rượu, thuốc lá. Các tác nhân này làm bệnh ở đường ruột phức tạp hơn, khó phục hồi.

Dấu hiệu căng thẳng thường gặp bao gồm hồi hộp, tức ngực hoặc nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao... Người bị căng thẳng cũng có thể bị thay đổi về thần kinh như giảm khả năng tập trung, lo lắng, buồn rầu, suy nghĩ tiêu cực, hoảng loạn... Stress kéo dài dễ dẫn đến các thay đổi hành vi như ăn quá nhiều, chán ăn, rối loạn giấc ngủ.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo người có các dấu hiệu stress kéo dài nên đến bác sĩ tâm lý khám để được chẩn đoán, điều trị phù hợp, tránh bệnh trở nặng. Kiểm soát và phòng ngừa căng thẳng là cách giảm tác động xấu lên hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh cần sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đúng bữa, tránh nhịn ăn, không ăn quá muộn hoặc quá nhanh. Hạn chế rượu bia, thức ăn nhanh và chế biến sẵn để giảm chướng bụng, co thắt dạ dày ruột. Uống nước đầy đủ, bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.

Tập thể dục thường xuyên góp phần giảm căng thẳng, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vận động thể dục để kích thích não giải phóng endorphin - chất giảm đau tự nhiên, giúp ngủ ngon hơn, giảm lo âu và căng thẳng. Các bài tập như thiền, yoga hỗ trợ điều hòa suy nghĩ, ổn định tâm trạng, mang đến trạng thái tinh thần cân bằng.

Mỹ Linh

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
4 ngày trước - Hối hận vì thói quen ăn uống xấu của mình, anh Hạo chia sẻ: “Rất nhiều người trẻ, bận rộn cũng có thói quen uống nước ngọt tăng lực như tôi và tôi hy vọng mọi người sớm thay đổi trước khi quá muộn”.
3 tuần trước - Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa, rất phổ biến trên thế giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi), trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Đại tiện ít hơn 3 lần một tuần được xem là táo bón.
1 tuần trước - Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với các cơ quan như não, mạch máu, tim, thận, bao gồm đột quỵ, nhồi máu não...
3 ngày trước - Nhiều trẻ chỉ từ 10 đến 16 tuổi đã nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong khi đây là loại bệnh lý mà trước đây chủ yếu gặp ở người trưởng thành.
3 tuần trước - Khi kích hoạt phản ứng căng thẳng, cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra các hoóc môn gây căng thẳng như adrenaline và cortisol. Trong ngắn hạn, trạng thái căng thẳng này sẽ giúp cơ thể gia tăng khả năng phản xạ và xử lý tình huống. Tuy nhiên, nếu...
Xem tin bài khác
19 phút trước - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trong dân gian sử dụng hoa đu đủ đực như một loại thức uống, món ăn hàng ngày.
1 giờ trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
1 giờ trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
7 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
7 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!