ttth247.com

Người đàn ông tử vong sau khi ăn món khiến hàng nghìn người mê

Ông H. sau khi ăn món tiết canh đã hấp chín có biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu lợn.

Bệnh nhân là ông N.V.H. (50 tuổi, trú tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên) tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Trước đó, tối 6/8, ông H. sang nhà hàng xóm ăn cơm. Bữa ăn có món tiết canh đã hấp chín. Đến 21h cùng ngày, người đàn ông này có biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa.

(Ảnh minh họa).

Khoảng 2h sáng 7/8, bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Định Hóa (Thái Nguyên) và được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng liên cầu không xác định được vị trí kèm theo đột quỵ, không xác định do xuất huyết hay nhồi máu, tăng huyết áp và suy thận mạn tính.

Nam bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dương tính với liên cầu lợn. Đến chiều 9/8, bệnh nhân tử vong.

Theo Bộ Y tế, có 3 nhóm đối tượng dễ bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn gồm:

- Những người tham gia giết mổ heo, chế biến thịt heo ốm, chết.

- Thứ hai là người làm việc ở các lò giết mổ lợn tập trung.

- Thứ ba là những người ăn tiết canh và các sản phẩm từ heo không được chế biến kỹ.

Biểu hiện bệnh nhiễm trùng liên cầu lợn

Thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ cho đến 2-3 ngày, tuy nhiên có trường hợp ủ bệnh có thể đến vài tuần.

Người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nhiễm khuẩn nặng.

Bệnh cảnh phổ biến nhất của nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn là viêm màng não. Biểu hiện của viêm màng não phổ biến như sau: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, gáy cứng, rối loạn tri giác, xuất huyết dưới da dạng chấm, mảng ở vành tai, mũi, mặt, thân mình… Khám có biểu hiện gáy cứng, chọc dịch não tủy có biến loạn: dịch đục, áp lực tăng, tăng bạch cầu và protein trong dịch não tủy….

Trường hợp nặng tiến triển nhanh chóng hội chứng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn (có thể kèm theo hoặc không kèm theo viêm màng não): trụy mạch, rối loạn đông máu nặng, suy đa phủ tạng, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê, tử vong nhanh chóng.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
5 ngày trước - Người đàn ông thừa nhận mình từng có tiền sử bị sỏi mật và viêm túi mật, cũng từng gặp rắc rối vì tăng mỡ máu. Không ngờ chỉ vì 4 chiếc bánh trung thu đã khiến ông gặp nguy hiểm đến tính mạng.
1 tuần trước - Theo lời người nhà bệnh nhân kể lại, cách vào viện 4 ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài quán.
1 tuần trước - Nam bệnh nhân 27 tuổi, nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư trong tình trạng thở máy, trên người nhiều ban xuất huyết hoại tử, sau khi ăn tiết canh.
1 tháng trước - Người đàn ông bị chạy thận, ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối rất mê các món ăn liên quan tới thịt chế biến sẵn, đặc biệt là xúc xích nướng.
1 tháng trước - Người đàn ông 50 tuổi đột ngột đau đầu, nói khó, liệt nửa người trái, nghi đột quỵ nên uống thuốc an cung ngưu hoàng hoàn.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.