ttth247.com

Người lớn mắc sởi có nguy cơ trở nặng không?

Nhiều người nói bệnh sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em, vậy người lớn có mắc sởi không và có nguy cơ trở nặng không? (Minh Hà, 35 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh sởi. Bệnh có thể diễn tiến thành nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm tai giữa...

Triệu chứng bệnh sởi ở người lớn thường khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với dị ứng, viêm đường hô hấp. Bệnh hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng và kết hợp dinh dưỡng. Năm nay, bệnh sởi có xu hướng dịch chuyển sang nhóm trẻ lớn, người lớn hơn.

Nhiều người mắc sởi vẫn đi học, đi làm hoặc di chuyển nhiều nơi do quan niệm bệnh sởi chỉ mắc cho trẻ em. Việc này khiến mầm bệnh có nguy cơ lây lan trong cộng đồng, đặc biệt nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.

Người lớn cũng có nguy cơ trở nặng, biến chứng do bệnh sởi. Ảnh: Vecteezy

Người lớn cũng có nguy cơ trở nặng, biến chứng do bệnh sởi. Ảnh: Vecteezy

Nhóm người lớn nguy cơ cao mắc sởi gồm:

- Phụ nữ mang thai: Thai phụ với hệ miễn dịch suy giảm, nội tiết tố thay đổi nên tăng nguy cơ mắc sởi. Nếu nhiễm bệnh trong ba tháng đầu, em bé có nguy cơ dị tật, chào đời nhẹ cân. Nhiễm vào ba tháng giữa, khả năng thai lưu, sảy thai tăng cao. Trong ba tháng cuối, mẹ có nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.

- Người có bệnh nền: Người mắc bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, hô hấp, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... thường có sức khỏe yếu, nếu mắc sởi sẽ dễ biến chứng nặng, tử vong.

- Người có miễn dịch yếu: Người đang hóa trị - xạ trị ung thư, sử dụng thuốc corticoid... khiến chức năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, khả năng đào thải virus. Từ đây, bệnh nền diễn biến kéo dài, biến chứng khó điều trị.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa, gồm ba loại: mũi sởi đơn, loại phòng sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella. Hiệu quả của vaccine sởi lên đến 98% khi tiêm đủ ít nhất hai mũi.

Người lớn chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử chủng ngừa, cần tiêm hai mũi vaccine. Để ngừa bệnh trong thai kỳ, nữ giới cần chủ động tiêm ngừa trước khi mang thai tốt nhất ba tháng.

Ngoài ra, để phòng bệnh, người lớn cần áp dụng ngay như đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc bệnh viện, rửa tay bằng xà phòng, giữ nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên khử trùng các bề mặt chung như tay nắm cửa, bàn ăn...

Bác sĩ Phạm Hồng Thuyết
Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Hà Nội- Trẻ 1-5 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine sởi sẽ được chủng ngừa miễn phí từ nay đến cuối năm nhằm dự phòng dịch sởi.
1 tháng trước - Con trai ba tuổi của tôi mắc sởi, phát ban. Tôi và người nhà thường xuyên tiếp xúc gần với con để chăm sóc, có bị lây sởi không?
3 ngày trước - Tôi mang thai 5 tháng, muốn tiêm vaccine sốt xuất huyết, có được tiêm không? (Mai Thảo, 29 tuổi, Bến Tre)
1 tháng trước - Vitamin A trong điều trị bệnh sởi giúp dự phòng biến chứng khô mắt gây viêm loét giác mạc. Các bệnh viện cần bổ sung vitamin A cho bệnh nhân sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
1 tháng trước - Các bác sĩ cảnh báo sởi ít gây tử vong nhưng để lại nhiều di chứng, thường tác động đến miễn dịch, khiến trẻ dễ bệnh, suy dinh dưỡng còi cọc sau đó.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Hạt chia rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm kết hợp với hạt chia đều tốt.
2 giờ trước - Lợi ích được biết đến nhiều nhất của cà phê là giúp tỉnh táo. Do đó, nhiều người thường uống cà phê sau khi thức dậy vào buổi sáng hay lúc mệt mỏi. Uống cà phê thường xuyên còn có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
3 giờ trước - TP HCM- Người phụ nữ 33 tuổi mang thai 26 tuần, bật bếp nấu ăn thì bình gas phát nổ gây bỏng lửa 95% cơ thể, tình trạng nguy kịch.
4 giờ trước - Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người con cả (con đầu lòng) và con một dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn âu lo không rõ nguyên nhân.
4 giờ trước - Ho kèm chất nhầy, sốt cao, đau ngực, khó thở hay môi và móng tay xanh xao có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi.