ttth247.com

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ngày càng ưu tiên trải nghiệm hơn là vật chất: Các doanh nghiệp ngành F&B cần làm gì?

Với chủ đề "Ngành F&B Việt Nam: Nội lực bền cùng tiềm năng lớn", hội nghị Ẩm thực Flavors Vietnam 2024 đã thu hút sự quan tâm lớn. Trong phiên thảo luận, đại diện cho Mastercard đã có những chia sẻ dài hạn về sự phát triển của ngành F&B trong tương lai.

Theo báo cáo của iPOS.vn vào tháng 8 năm 2024, trước những biến động mạnh về doanh thu của các doanh nghiệp ngành F&B tại Việt Nam từ đầu năm 2024, sự sụt giảm đáng kể vào giữa năm và tâm lý thận trọng của nhiều doanh nghiệp đối với mở rộng quy mô là các thách thức chính mà ngành F&B đang phải đối mặt.

Cụ thể, tình trạng suy thoái kinh tế đã và đang mang đến các thách thức cho nhiều ngành, đặc biệt là ngành F&B. Khi buộc phải thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên trải nghiệm hơn là vật chất. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam do đó cần cẩn trọng trong việc cân bằng giữa các chương trình ưu đãi và lợi nhuận trong bối cảnh đang phải đối mặt với những thách thức lớn, phần lớn xuất phát từ sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng và quá trình số hóa ngày càng phổ biến trong lĩnh vực F&B.

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ngày càng ưu tiên trải nghiệm hơn là vật chất: Các doanh nghiệp ngành F&B cần làm gì?- Ảnh 1.

Trước hết, người tiêu dùng hiện nay sẵn sàng có mức độ sử dụng các giải pháp kỹ thuật số cao hơn. Điều này xuất phát từ việc đại dịch COVID-19 đã khiến người tiêu dùng buộc phải nâng cao khả năng của mình trong tương tác với doanh nghiệp qua các hình thức số hóa.

Mặt khác, người tiêu dùng lại ưa thích các trải nghiệm kỹ thuật số mà trong đó có kết hợp yếu tố con người hơn. Cụ thể, theo báo cáo của Forrester và Mastercard vào năm 2023, 65% lượng người tiêu dùng dưới 50 tuổi ưu tiên thanh toán kỹ thuật số hoặc đặt hàng và thanh toán qua di động thay vì đặt hàng trực tiếp.

Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn công nghệ thanh toán kỹ thuật số hơn so với các cách thức thanh toán khác (cũng theo báo cáo trên, 63% số người tiêu dùng lựa chọn thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng khi sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng). Các doanh nghiệp F&B cần phải thay đổi thể theo kịp xu hướng chuyển đổi sang thanh toán kỹ thuật số không dùng tiền mặt.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp F&B chưa thể tận dụng những lợi ích mà cuộc cách mạng kỹ thuật số mang lại để cải thiện dịch vụ khách hàng và tối ưu hóa quy trình hoạt động. Công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể vận hành một cách mượt mà hơn, từ đó đạt được kết quả tốt hơn, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm không bị gián đoạn. Các công nghệ tiên tiến như tự động hóa bằng robot, công nghệ đặt hàng và thanh toán, hoặc phân tích nâng cao như Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã xuất hiện tại một số nhà hàng.

Tuy nhiên, việc triển khai các công nghệ này vẫn chưa thật sự phổ biến, do các thương hiệu và chuỗi nhượng quyền vẫn còn lo ngại về khoản đầu tư ban đầu mà họ phải bỏ ra. Nhiều công nghệ mới cũng đi kèm với những yêu cầu cụ thể về đảm bảo quyền riêng tư, an ninh và an toàn dữ liệu. Điều này buộc các doanh nghiệp F&B phải đầu tư thêm để đảm bảo quy trình an toàn và bảo mật hơn.

Cuối cùng, ngành du lịch đang gián tiếp thúc đẩy doanh thu cho lĩnh vực F&B tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng về lượng khách du lịch trong năm 2023, đặc biệt là khách quốc tế. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch cũng dài hơn, đồng nghĩa với việc họ sẽ chi tiêu nhiều hơn trong mỗi chuyến đi.

Khách du lịch cũng ngày càng ưu tiên trải nghiệm độc đáo và được cá nhân hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực do những ảnh hưởng của mạng xã hội và mong muốn được hòa mình vào văn hóa địa phương. Điều này đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp F&B Việt Nam để đổi mới, thông qua mang lại cho khách hàng các hình thức ẩm thực trải nghiệm, các thực đơn theo chủ đề văn hóa, và dịch vụ chăm sóc khách hàng được cá nhân hóa.

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ngày càng ưu tiên trải nghiệm hơn là vật chất: Các doanh nghiệp ngành F&B cần làm gì?- Ảnh 2.

3 chiến lược đổi mới, duy trì khả năng cạnh tranh

Trước bối cảnh thị trường F&B tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và sở thích của người tiêu dùng có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp F&B có thể tham khảo và áp dụng 3 chiến lược đổi mới để duy trì khả năng cạnh tranh, đáp ứng những chuyển dịch trong nhu cầu người tiêu dùng, và đảm bảo hoạt động lâu dài tại thị trường Việt Nam.

Đầu tiên, các doanh nghiệp F&B đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng. Công nghệ ngày càng phát triển, do đó người tiêu dùng sẽ luôn mong muốn được sử dụng những cách thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn hơn mà không cần sử dụng tiền mặt.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hiện gặp áp lực phải theo kịp các công nghệ thanh toán kỹ thuật số mới nhất và cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán không dùng tiền mặt với mức độ an toàn cao tại cả các cửa hàng truyền thống lẫn trực tuyến. Ngoài ra, giải pháp này cải thiện công tác bảo mật và phòng chống gian lận. Các biện pháp bảo mật hiệu quả sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các giao dịch trái phép và giảm thiểu những rủi ro trong quá trình xử lý các giao dịch bằng tiền mặt.

Giải pháp cũng giúp thu thập thông tin để ra quyết định hiệu quả hơn. Dữ liệu giao dịch từ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp các doanh nghiệp F&B điều chỉnh chiến lược và các sản phẩm, từ đó có thể đến gần với khách hàng hơn và có lợi nhuận cao hơn.

Thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần rộng dịch vụ tới tệp khách du lịch quốc tế. Khi số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, các phương thức thanh toán cho phép sử dụng thẻ ghi nợ/tín dụng quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp F&B tiếp cận và phục vụ du khách một cách hiệu quả hơn.

Thứ hai, xây dựng lòng tin và có các phần thưởng cho các khách hàng thân thiết. Các chương trình khách hàng thân thiết là một cách để hiểu rõ hơn về khách hàng và củng cố các yếu tố cá nhân hóa. Chẳng hạn, doanh nghiệp F&B có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi đơn giản như thẻ cào trúng thưởng hoặc giới thiệu bạn bè qua mạng xã hội để nhận quà nhằm thu hút khách hàng.

Mặt khác, các phần thưởng trải nghiệm và những bất ngờ thú vị, chẳng hạn như lớp học nấu ăn với đầu bếp nổi tiếng thế giới, sẽ giúp doanh nghiệp có được sự trung thành đồng thời thu thập được những thông tin quan trọng từ phía khách hàng.

Thứ ba, doanh nghiệp cần mang lại trải nghiệm cá nhân hóa. Có rất nhiều yếu tố mà các doanh nghiệp có thể cá nhân hóa, ví dụ như: Các món ăn trong thực đơn và trải nghiệm được điều chỉnh tùy theo địa điểm, thời gian trong ngày, thời tiết, nguyên liệu theo mùa và nhiều yếu tố khác đối với những khách hàng chưa được xác định, thay đổi sản phẩm dựa trên sở thích đặc biệt và lịch sử mua sắm của những khách hàng cũ,...

Cá nhân hóa giúp các doanh nghiệp F&B tăng thêm giá trị đơn hàng bằng cách gợi ý các món ăn dựa trên sở thích của khách hàng, cải thiện sự tương tác và các yếu tố liên quan trong trải nghiệm của khách hàng.

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ngày càng ưu tiên trải nghiệm hơn là vật chất: Các doanh nghiệp ngành F&B cần làm gì?- Ảnh 3.

Trước nhưng thách thức của nền kinh tế và tận dụng những điểm mạnh của ngành F&B để phát huy thị trường trong nước và quốc tế, đại diện MasterCard cho rằng, lợi thế và cũng là yếu tố quan trọng nhất là Việt Nam hiện đang có dân số trẻ, am hiểu công nghệ, với tỷ lệ người thuộc tầng lớp trung lưu đang gia tăng. Dù nền kinh tế đang có nhiều biến động, người tiêu dùng vẫn có nhu cầu và tiếp tục chi tiêu cho việc ăn uống tại các nhà hàng, quán cà phê hay quán bar.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ còn gặp nhiều khó khăn, có hai chiến lược chính mà các doanh nghiệp F&B Việt Nam có thể cân nhắc thực hiện để tận dụng các lợi thế trong nước và đối phó với những thách thức trong tương lai.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần cao năng lực trong thanh toán kỹ thuật số. Doanh nghiệp nào mang lại trải nghiệm thanh toán liền mạch sẽ có nhiều cơ hội để thu hút và giữ chân khách hàng hơn, từ đó nâng cao doanh thu.

Thứ hai, doanh nghiệp cần kết nối với thông tin của khách hàng. Với sự thay đổi liên tục của thị trường, các doanh nghiệp cần phải theo sát và kết nối với khách hàng nhằm hiểu rõ những nhu cầu và yêu cầu của họ.

Để vượt qua những thách thức trong thời gian tới, các doanh nghiệp F&B cần xây dựng các quan hệ hợp tác xuyên vùng - nơi các đối tác công và tư chia sẻ thông tin, tận dụng các tài nguyên, và thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm đưa ngành F&B của Việt Nam lên tầm cao mới.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trong bối cảnh người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu, các ứng dụng tích cực triển khai nhiều dịch vụ tiện ích ở mức giá tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng và giữ chân khách hàng.
1 tháng trước - Năm 2023, 9 doanh nghiệp phân phối - bán lẻ nộp ngân sách lớn nhất đã đóng góp tổng cộng hơn 10.600 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
1 tháng trước - Thu nhập ít hơn, người Việt bớt ăn uống hàng quán sang chảnh, săn hàng giảm giá, hạn chế chi tiêu để xoay xở ở thời điểm khó khăn.
1 tháng trước - Doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát sao tình hình biến động trên thế giới, cùng với tác động từ việc FED cắt giảm lãi suất để chuẩn bị biện pháp ứng phó phù hợp, tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro trước mọi biến động.
2 tuần trước - Sau gần 1 thập niên ngậm ngùi nhường các ông lớn ngoại giành miếng bánh ngon, chật vật chia nhau chỉ 1% thị trường...; ứng dụng gọi xe Việt đã và đang vươn lên giành lại vị trí "nhà cái".
Xem tin bài khác
18 phút trước - Chiều 24/9, tại tỉnh Ninh Thuận đã diễn ra Chương trình Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024.
18 phút trước - Trong cuộc gặp với Tập đoàn hàng đầu thế giới, Thủ tướng đã nhắc tới 2 dự án siêu cảng có tổng vốn đầu tư khoảng 170.000 tỷ đồng của Việt Nam.
18 phút trước - Vào ngày 24/9, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai năm 2024 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
18 phút trước - Tổng vốn đầu tư của dự án liên doanh sản xuất lắp ráp xe ô tô đặt tại tỉnh Thái Bình dự kiến khoảng 168 triệu đôla Mỹ.
24 phút trước - Ngày 24-9, thông qua báo Tuổi Trẻ, tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) quyết định ủng hộ số tiền 3 tỉ đồng, góp sức cùng nhân dân các địa phương miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ.