ttth247.com

'Nhà công vụ' bằng tre nứa, lợp vỏ cây chuẩn bị lễ khai giảng ở Quảng Nam

Để ở lại dọn dẹp vệ sinh và đón con em về làng vào cuối ngày, phụ huynh Ca Dong ở điểm trường mầm non Măng Dí (xã Trà Nam, Nam Trà My, Quảng Nam) cùng nhau dựng lán trại thô sơ nằm đối diện với trường học.

Cô Lê Thị Nghèo (30 tuổi), giáo viên điểm trường Măng Dí (Trường mẫu giáo xã Trà Nam), nói năm nay đón khoảng 35 trẻ tới lớp. Tất cả là con em của đồng bào Ca Dong, sống dựa vào rừng núi.

"Nhà công vụ" tạm bợ

Điểm trường Măng Dí cách trường chính khoảng 15km, các cô giáo lâu nay đi xe máy lên lớp mất chừng 45 phút. Đây là 1 trong 7 điểm trường nằm rải rác tại các làng trên núi cao của bà con Ca Dong thuộc Trường mẫu giáo Trà Nam.

Do điểm trường cách xa nhà, ban ngày phụ huynh thường phải lên nương rẫy nên không thể đưa đón con em đều đặn.

Để trẻ không bỏ học, cuối ngày về tới nhà an toàn, cha mẹ các học sinh đã cắt cử từng người lớn trong làng thay nhau đến trường túc trực để đón trẻ về nhà. Mỗi làng một vài người, luân phiên hằng tuần.

Để có chỗ ở, ngay trước thềm năm học mới, các phụ huynh đã cùng nhau vào rừng chặt tre nứa, cây lồ ô rồi về dọn dẹp mặt bằng khu đất đối diện điểm trường Măng Dí dựng lán. Lán này sẽ là chỗ ở cho cha mẹ học sinh trong lúc ngồi chờ con hết giờ học.

Cô Nghèo cho biết hơn 30 phụ huynh đã tập trung làm trong một ngày rưỡi để dựng chiếc lán khung tre, vách và mái bằng thân cây lồ ô. Lán đặt đối diện điểm trường, dùng làm chỗ nghỉ ngơi cho phụ huynh. Đôi khi trẻ con cũng theo cha mẹ vào lán để ở.

"Năm nay có thời gian, trời cũng nắng ráo nên lán được làm kỹ hơn, đẹp hơn. Phần mái bên trên được lợp bằng bạt nhựa, dưới phủ nan lồ ô để mưa không vào bên trong.

Ban ngày các phụ huynh ở trong lán và tranh thủ phụ cô giáo dọn dẹp vệ sinh khuôn viên trường, làm hàng rào, phụ nấu cơm trưa cho trẻ. Các cha mẹ cũng được nhà trường trả một khoản kinh phí. Chiều thì họ dẫn con em về lại làng" - cô Nghèo nói.

Những "nhà công vụ" đặc biệt ở các điểm trường vùng cao Quảng Nam

Nam Trà My là huyện xa nhất nằm ở phía tây tỉnh Quảng Nam, giáp với Kon Tum. Đây cũng là huyện có nhiều điểm trường lẻ đóng rải rác dọc triền núi.

Do cách làng khá xa, trước thềm năm học mới các phụ huynh ở điểm trường tách biệt thường cùng nhau dựng các lán trại đơn sơ để ở lại trong ngày, chiều dẫn con em về làng.

Bà Trà Thị Lệ - hiệu trưởng Trường mẫu giáo Trà Nam - cho biết trường có tổng cộng 7 điểm lẻ, tổng số 230 trẻ. Nhiều điểm trường nằm trong núi sâu, giáo viên lẫn học sinh phải đến lớp trong nhiều cơ cực, khó khăn.

Ở các điểm trường xa xôi này, phụ huynh tận dụng nhà gỗ bỏ hoang để ở, hoặc tự vào rừng đốn lồ ô về dựng lán tạm như cách làm ở điểm Măng Dí.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Thực học, thực làm 'chuẩn quốc tế' ngay tại tòa soạn Báo Thanh Niên là điều sinh viên khối ngành truyền thông - marketing Trường ĐH Hoa Sen sẽ được trải nghiệm trong thời gian tới.
1 tháng trước - 'Cùng ở một mặt sàn chung cư, nhưng cha mẹ gọi con ra ăn cơm thì phải gọi bằng Zalo, Facebook, chứ gọi miệng thì con không nghe, vì mắt con đang nhìn điện thoại, tai mang headphone'.
1 tháng trước - Môi trường giáo dục quốc tế tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trải nghiệm người học.
1 tháng trước - Khi xuất bản quyển sách '8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo (AI)' vào năm 2019, tác giả người Hàn Quốc Lee Ji-sung đưa ra lời cảnh báo từ năm 2030 đến cuối thế kỷ 21 hàng tỉ người trên thế giới sẽ bị AI 'cướp' công ăn việc làm.
1 tháng trước - Tháng 9, những cuộc họp phụ huynh diễn ra tại hầu hết các trường học. Đây là thời điểm phụ huynh đối diện với “ma trận” các khoản thu. Chuyện thu - chi đầu năm gây bức xúc dư luận đã nhiều năm nhưng dường như chưa có lời giải.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
5 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.
6 giờ trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
7 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
9 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.