ttth247.com

Nhà xưởng, cơ sở kinh doanh bị bão phá hỏng, ai sẽ được bảo hiểm bồi thường?

Trao đổi với VietNamNet, đại diện truyền thông một công ty bảo hiểm lớn tại Việt Nam cho biết, bão số 3 gây thiệt hại về tài sản cho người dân, doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc, phương tiện giao thông,... Doanh nghiệp này đang thống kê tổn thất của khách hàng và chưa có thông tin cụ thể.

“Từ đêm qua (7/9) đến nay, chúng tôi liên tục nhận được thông báo của khách hàng về thiệt hại tài sản. Các bộ phận chuyên môn đang tiến hành thống kê, tổng kết và chưa có con số cuối cùng. Sau khi thống kê đầy đủ, chúng tôi sẽ triển khai các bước tiếp theo. Thiệt hại chủ yếu tập trung vào các loại tài sản như nhà xưởng, ô tô...”.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường cho khách hàng hay không còn tùy vào điều khoản ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

"Tùy từng hợp đồng của khách hàng có tham gia các quyền lợi như thế nào. Còn những điều khoản theo quy định chung của bảo hiểm thì doanh nghiệp nào cũng như nhau”, vị này nói.

Một nhân viên công ty cho thuê tài chính thuộc nhóm ngân hàng Big4 chia sẻ, thông thường, khách hàng thuê tài chính tại công ty để mua tài sản sẽ được công ty yêu cầu mua bảo hiểm tài sản. 

nha hang do sap bao so 3.jpg
Một địa điểm kinh doanh bị bão tàn phá tại Quảng Ninh. Ảnh: Thạch Thảo. 

Tuy nhiên, trong một hợp đồng bảo hiểm, sẽ có vô vàn điều khoản. Nếu khách hàng mua bảo hiểm mà không có điều khoản bồi thường trong những trường hợp như thiên tai, bão lũ thì khách hàng phải chịu thiệt hại; còn nếu mua, khách hàng sẽ phải chịu thêm phí bảo hiểm.

“Bảo hiểm quan trọng nhất đối với ô tô là trường hợp xe bị thủy kích (ngập nước). Quy định này có trong điều khoản BS02 (điều khoản bổ sung) trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp xe bị thủy kích mà hợp đồng bảo hiểm có điều khoản này thì chủ xe sẽ được bồi thường. Phí bảo hiểm đối với điều khoản này dao động từ 0,01-0,02% giá trị tài sản.

Trường hợp cây đổ đè lên xe trong gió bão thì tùy từng công ty bảo hiểm. Có công ty bảo hiểm mở rộng phạm vi bảo hiểm, khách hàng có thể chọn lựa mua thêm và phải trả thêm phí bảo hiểm”.

Thông thường, với những tài sản có giá trị nhỏ, chủ tài sản sẽ bỏ qua điều khoản này. Nhưng với những tài sản có giá trị lớn, chủ tài sản sẽ không tiếc tiền để mua thêm, kể cả điều khoản bảo hiểm trong trường hợp tài sản bị trộm cắp phụ tùng. Có hãng bảo hiểm cấp thêm dịch vụ như vậy đối với những chiếc xe sang.

Tuy nhiên, khi mua bảo hiểm tài sản, quan trọng nhất không phải bên nào mua mà là bên nào thụ hưởng khi có bồi thường. 

“Đối với những tài sản như nhà xưởng, máy móc công trình, ô tô,... khi khách hàng vay tiền để mua sẽ được công ty cho thuê tài chính yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc. Khách hàng sẽ phải mua bảo hiểm đó và phải chịu thanh toán phí bảo hiểm. Nhưng khi xảy ra tổn thất, người được thừa hưởng bồi thường là bên cho vay, tức là chủ tài sản thực sự, trừ trường hợp khách hàng đã tất toán khoản vay”, nhân viên công ty cho thuê tài chính cho hay.

Người này cũng nói thêm, có rất nhiều hình thức bảo hiểm, đối với những công trình nhà xưởng, máy móc,... mức độ bảo hiểm cao nhất là bảo hiểm cho mọi rủi ro. Khi xảy ra rủi ro, kể cả thiên tai bão lũ, công ty bảo hiểm sẽ phải bồi thường. Nhưng phí bảo hiểm sẽ rất cao nên các doanh nghiệp tư nhân thường bỏ qua loại hình bảo hiểm này.

Với những máy móc trị giá từ 2-3 tỷ đồng, phí bảo hiểm lên đến hàng chục triệu đồng nên không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chi tiền bảo hiểm.

Theo Khoản 26 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. 

Theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Tại hợp đồng bảo hiểm vật chất/quy tắc bảo hiểm xe cơ giới quy định rất rõ các rủi ro được bảo hiểm, phạm vi bồi thường và cả các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

Xe bị ngập nước do thiên tai là trường hợp bất khả kháng (bao gồm nhưng không giới hạn bão lũ, lụt, sét đánh, giông tố, động đất, sóng thần,... ) đều thuộc trường hợp được bảo hiểm. Trường hợp ngập lụt gây ra cho cả một vùng rộng lớn khiến xe có mua bảo hiểm vật chất bị ngập nước gây ra thiệt hại thuộc trường hợp được bảo hiểm bồi thường thiệt hại.

Source: vietnamnet.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Quyền lợi bảo hiểm của khách hàng sẽ được xác định theo các điều khoản cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Để quyền lợi bảo hiểm được bảo vệ tối đa, khách hàng cần nhanh chóng thực hiện 3 bước cơ bản.
3 ngày trước - Đó là yêu cầu của Chính phủ trước thiệt hại nghiêm trọng của người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Thực tế, hàng loạt doanh nghiệp thủy sản tại Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn chưa hoạt động lại sau bão. Thống kê sơ bộ có những doanh...
1 ngày trước - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực...
1 tháng trước - Tình trạng mua bán hóa đơn diễn ra suốt nhiều năm qua vẫn đang tồn tại, thậm chí còn khiến hàng loạt doanh nghiệp khác bị vạ lây, không được hoàn thuế giá trị gia tăng do phải chờ xác minh.
1 tuần trước - Sau khi bão số 3 - siêu bão Yagi đổ bộ, rất nhiều nhà máy, nhà xưởng trong các khu công nghiệp trên địa bản tỉnh Quảng Ninh bị hư hỏng nặng.
Xem tin bài khác
13 phút trước - Thị trường chứng khoán kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ trở lại sau khi FED mạnh tay cắt giảm lãi suất, nhất là quy định mới đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài
15 phút trước - Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi có thể giúp Nike quay trở lại với sứ mệnh vốn có: đổi mới sản phẩm và năng lực tiếp thị.
15 phút trước - Anna Sebastian Perayil đã qua đời vào ngày 20/7, chỉ 4 tháng sau khi gia nhập EY Ấn Độ với tư cách là một chartered accountant (Kế toán công...
16 phút trước - Tương tự, doanh nghiệp gỗ, nội thất cũng nỗ lực tìm đường ra nước ngoài.
16 phút trước - Thành Thắng Group và ông chủ Đỗ Văn Tiến bắt đầu được chú ý với việc sở hữu tòa lâu đài Thành Thắng 1.000 tỷ tại tỉnh Ninh Bình.